Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 16 tháng 10 năm 2024 | 15:36

Thúc đẩy liên kết sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Quế Sơn

Huyện Quế Sơn đã tập trung thực hiện Nghị quyết số 17 của HĐND tỉnh Quảng Nam trong suốt 5 năm, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, HTX liên kết với nông dân xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, đảm bảo ổn định đầu ra.

Những khó khăn 

Từ thực tế những năm qua cho thấy, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 17 của HĐND tỉnh Quảng Nam về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Quế Sơn vẫn còn phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp Quế Sơn cho hay, tại cùng thời điểm nhưng tỷ lệ hỗ trợ máy móc theo Nghị quyết số 17 thấp hơn so với các cơ chế khác.

Cụ thể, tỷ lệ hỗ trợ theo Nghị quyết số 24, Nghị quyết số 15 là 60% kinh phí, trong khi đó Nghị quyết số 17 chỉ hỗ trợ 30% kinh phí nên các chủ trì liên kết không chọn đầu tư máy móc, trang thiết bị theo Nghị quyết số 17.

Đáng chú ý, quy mô tối thiểu đối với con vật nuôi và một số loại cây trồng theo Quyết định số 291 (ngày 22/1/2020) của UBND tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện Nghị quyết số 17 của HĐND tỉnh là quá lớn nên rất khó thực hiện, đặc biệt là các dự án và kế hoạch liên kết sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi.

Giá cả thị trường luôn biến động nên các doanh nghiệp cũng như HTX khó khăn trong việc ký hợp đồng lâu dài với nông dân.

Giá cả thị trường luôn biến động nên các doanh nghiệp cũng như HTX khó khăn trong việc ký hợp đồng lâu dài với nông dân.

Tỷ lệ hỗ trợ máy móc, thiết bị thấp nên các chủ trì liên kết chưa có khả năng đối ứng để đầu tư. Các nội dung hỗ trợ của chuỗi liên kết theo Nghị quyết số 17 chủ yếu là hỗ trợ giống, vật tư cho các hộ dân trực tiếp sản xuất; còn các HTX chủ trì liên kết không được hưởng lợi gì, chỉ được hưởng lợi khi cung ứng giống, vật tư và thu mua sản phẩm (phần doanh nghiệp trích lại). Tuy nhiên, nguồn kinh phí được hỗ trợ sau đầu tư, HTX phải ứng vốn để thực hiện nên gặp nhiều khó khăn.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp Quế Sơn chia sẻ, để thụ hưởng chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất theo Nghị quyết số 17 còn khó, nhất là việc yêu cầu các doanh nghiệp liên kết ổn định với sản phẩm hằng năm là 3 năm, sản phẩm lâu năm là 5 năm.

Trong khi đó, giá cả thị trường luôn biến động nên các doanh nghiệp cũng như HTX khó khăn trong việc ký hợp đồng lâu dài với nông dân. Giá vật tư nông nghiệp tại thời điểm phê duyệt đến nay đã có biến động tăng nhưng vẫn hỗ trợ theo giá phê duyệt nên HTX đang phải chịu lỗ…

Đẩy mạnh liên kết sản xuất

Theo ông Phan Dũng - Giám đốc HTX Nông nghiệp Quế Xuân 2 cho biết, thực hiện Nghị quyết số 17 ngày 17/12/2019 của HĐND tỉnh Quảng Nam, trong 6 vụ liên tiếp của 3 năm gần đây đơn vị liên kết với Công ty CP Giống cây trồng - vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức cho nông dân địa phương sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao ĐT100 theo phương thức doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ đầu ra.

Bình quân mỗi vụ, Công ty CP Giống cây trồng - vật nuôi Thừa Thiên Huế liên kết với hơn 800 hộ nông dân trên địa bàn xã Quế Xuân 2 sản xuất khoảng 75ha lúa thương phẩm chất lượng cao ĐT100.

Ngoài việc phối hợp với doanh nghiệp tổ chức nhiều khóa tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác, HTX Nông nghiệp Quế Xuân 2 còn hỗ trợ một phần kinh phí từ cơ chế của Nghị quyết số 17 cho nông dân mua hạt giống và các loại phân bón phục vụ sản xuất.

“Qua 6 vụ sản xuất cho thấy, bình quân mỗi vụ 1 sào lúa thương phẩm chất lượng cao ĐT100 cho năng suất khoảng 462kg tươi, doanh nghiệp thu mua sản phẩm với mức giá 7.000 đồng/ kg lúa tươi thì đạt giá trị hơn 3,2 triệu đồng/sào, tăng hơn 1,4 triệu đồng/sào so với gieo sạ các loại lúa thường trên cùng chân đất và cùng chế độ thâm canh” - ông Dũng nói.

Tại cuộc làm việc với lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Nam mới đây, đại diện Phòng NN&PTNT Quế Sơn cho biết, sau khi Nghị quyết số 17 của HĐND tỉnh ban hành, UBND huyện Quế Sơn tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn quy hoạch vùng sản xuất theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, phù hợp với quy hoạch vùng huyện đến năm 2030.

Đồng thời, chỉ đạo xây dựng các dự án, kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện; kêu gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất với các HTX nông nghiệp; chỉ đạo tổ chức họp dân tuyên truyền, phổ biến các nội dung của chính sách để triển khai thực hiện.

Ông Lưu Văn Thành - Phó Trưởng phòng NN&PTNT Quế Sơn thông tin, những năm qua UBND huyện đã quyết định phê duyệt và triển khai thực hiện 1 dự án, 5 kế hoạch liên kết sản xuất trên lĩnh vực trồng trọt.

Theo ông Thành, các dự án và kế hoạch nêu trên chủ yếu là liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm giống lúa thuần chất lượng cao ĐT100, nếp 97, lúa thuần Thiên ưu 8, đậu phụng trên địa bàn các xã Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú và thị trấn Hương An. Tổng nguồn vốn thực hiện các dự án và kế hoạch liên kết sản xuất vừa nêu là hơn 39 tỷ đồng; trong đó, kinh phí hỗ trợ theo cơ chế Nghị quyết số 17 gần 3,5 tỷ đồng.

“Những năm qua, hầu hết dự án và kế hoạch liên kết sản xuất theo Nghị quyết số 17 trên địa bàn huyện Quế Sơn đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt, nhờ các doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ đầu ra của sản phẩm nên nông dân khá yên tâm trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa...” - ông Thành nói.

 

Anh Vũ
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top