Sức khỏe là tài sản vô giá đối với con người, vậy mà trong nhiều năm qua, người dân tại thôn 2 Công Xá, thị trấn Vĩnh Trụ (Lý Nhân, Hà Nam) phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường do trang trại chăn nuôi được xây dựng trong khu dân cư gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt sức khỏe của người dân.
Theo người dân thôn 2 Công Xá, thị trấn Vĩnh Trụ, nhiều năm nay, có rất nhiều chất thải, nước thải trong hoạt động chăn nuôi xả trực tiếp ra môi trường khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn hoàn toàn và bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường gây ra. Ngày nắng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc ai đi qua cũng phải đi thật nhanh, đồng thời cũng phải đưa tay che mũi, che mồm. Đặc biệt, vào các giờ nghỉ ngơi như buổi trưa và ban đêm khiến cho mùi hôi thối từ phân lợn thải ra không khí vô cùng khó chịu, làm ảnh hưởng lớn đến giờ giấc nghỉ ngơi cũng như môi trường và sức khỏe của người dân, nhất là đối với người già, trẻ em.
Ông Trần Đức Thiện chia sẻ việc gây ô nhiễm môi trường của trang trại chăn nuôi
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Đức Thiện, người dân tại thôn 2 Công Xá cho biết: Trang trại chăn nuôi của gia đình ông Trần Văn Tỉnh đã chăn nuôi nhiều năm qua. Thời gian đầu được biết trang trại này có thiết kế bể biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi, nhưng sau đó không biết vì lý do gì mà chất thải trong chăn nuôi vẫn được hộ gia đình này xả thải trực tiếp ra kênh nước ngay cạnh trang trại chăn nuôi.
Trước thực trạng chất thải xả trực tiếp ra môi trường mà không được xử lý qua bể biogas như vậy, ông Tỉnh cho biết, hiện tại, bể biogas bị sự cố đang tu sửa. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì mà nhiều năm qua họ vẫn chưa sửa xong mà hằng ngày xả thải trực tiếp ra kênh nước. Trang trại chăn nuôi nằm sát vách nhà tôi, tôi đã phải lắp thêm 1 lớp cửa kính phía trong cửa gỗ thế nhưng mùi hôi thối vẫn nồng nặc phả thẳng vào nhà gây ảnh hưởng rất lớn đến gia đình tôi.
Chung nỗi bức xúc, ông Trần Văn Kền (nhà đối diện trang trại chăn nuôi) cho biết: “Người ta xả chất thải trực tiếp ra kênh nước trước mặt nhà tôi, mùi hôi, thối từ trang trại phát tán ra không khí ngày càng nhiều và nặng mùi, đặc biệt vào những ngày nắng nóng, thời tiết oi bức, khiến chúng tôi ở đây cảm thấy rất nhức đầu và buồn nôn, tôi lại là người có tuổi rồi nhiều khi thấy tức ngực khó thở. Nước ở đây chuyển màu đen kịt, không thoát đi đâu được, chúng tôi rất lo ngại việc nguồn nước ở đây sẽ bị ô nhiễm bởi chất thải chăn nuôi gây ra”.
Tại kênh nước chất thải chăn nuôi đặc quánh, đèn ngòm mùi hôi thối nồng nặc
Trao đổi thêm với phóng viên, ông T.T.T cho biết, tôi rất đồng ý với ý kiến của ông Trần Đức Thiện và ông Trần Văn Kền, nhà tôi có diện tích ao ngay cạnh trang trại chăn nuôi và kênh nước nhưng không thể nuôi được con cá nào, cứ thả đến đâu là chết đến đó, chỉ có cá rô phi là sống được,… Trước việc gây ô nhiễm môi trường của trang trại chăn nuôi này, chúng tôi đã làm đơn gửi đơn đến UBND xã Đồng Lý (nay là UBND thị trấn Vĩnh Trụ), UBND thị trấn Vĩnh Trụ và UBND huyện Lý Nhân “đơn từ gửi đi nhưng ô nhiễm môi trường còn đó”, ông T. bức xúc cho biết.
Cũng theo người dân tại thôn 2 Công Xá, tại các kỳ họp tiếp xúc cử tri HĐND, người dân chúng tôi đã nhiều lần phản ánh nói lên nỗi bức xúc, tồn tại của trang trại chăn nuôi này, đồng thời chúng tôi đã gửi đơn rất nhiều lần đến các cấp các ngành nhưng đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Xuân Hưng, Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Trụ xác nhận tại thôn 2 Công Xá đang có trang trại chăn nuôi của ông Trần Văn Tỉnh gây ô nhiễm môi trường và cho biết: Qua các kỳ tiếp xúc cử tri người dân thôn 2 Công Xá có phản ánh về tình trạng ô nhiễm tại trang trại chăn nuôi của hộ ông Trần Văn Tỉnh. Chính quyền cũng đã thành lập tổ công tác xuống kiểm tra và yêu cầu hộ gia đình này chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh môi trường. Qua kiểm tra quá trình chăn nuôi, việc vận hành bể biogas xử lý chất thải của gia đình này chưa đảm bảo, xử lý chất thải ở đây chưa triệt để. Chính quyền cũng đã lập biên bản và yêu cầu gia đình cam kết hoạt động phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị được tiếp cận biên bản của tổ công tác đối với hộ chăn nuôi của hộ ông Trần Văn Tỉnh thì ông Hưng cho biết, cán bộ giữ biên bản đang nghỉ thai sản và sẽ gửi cho phóng viên sau.
Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 55/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau: 1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về môi trườngCá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: - Cảnh cáo; - Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.