Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 17 tháng 4 năm 2023 | 15:59

Uống cà phê, cảm nhận Việt Nam

Thế giới tiếp cận cà phê không chỉ là một loại thức uống. Rất nhiều giá trị kinh tế từ cây cà phê, như: mật ong hoa cà phê, phân bón từ bã cà phê, trà từ hoa cà phê; thuốc nhộm vải, sợi, giày… cũng có thể làm từ cà phê.

Thế giới đã làm được nhiều chuyện từ cà phê, nhưng Việt Nam vẫn đang làm thô. Còn không gian mênh mông để chúng ta tạo ra giá trị cà phê. Không gian này chúng ta đang... bỏ trống hoàn toàn hoặc chỉ mới manh nha khai thác.

Phiêu cùng cà phê Việt

Nhận định về cà phê Việt tại Hội thảo “Tăng giá trị cho cà phê Việt, cách nào?” tổ chức tại Lễ hội Cà phê tỉnh Đắk Lắk lần thứ 8 mới đây, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, cho biết, người Việt Nam thường chê cà phê châu Âu chua chua, nhạt nhạt trong khi mấy trăm năm nay họ vẫn uống như vậy; cũng như người dân nông thôn Việt Nam chê cà phê nguyên chất nhạt...

Có khi chúng ta đang ngồi nhà nghĩ cà phê của mình ngon nhất nhì thế giới, trong khi thế giới không uống cà phê của chúng ta. Cà phê Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ cà phê thế giới? Đây là cái chúng ta phải suy nghĩ để tiếp tục tái canh, tạo thương hiệu, chế biến tinh sản phẩm… Thế giới chuộng dòng Arabica (cà phê chè) nhưng Việt Nam lại mạnh về Robusta (cà phê vối).

Để thế giới biết đến cà phê Việt Nam nhiều hơn, cần xây dựng thương hiệu và kể những câu chuyện về văn hóa cà phê nhiều hơn. Ảnh: Hà Du

Xây dựng thương hiệu cà phê phải đi từ cảm xúc gắn với văn hoá. Cà phê là một nét văn hóa. Tôi muốn nói với doanh nghiệp rằng, muốn xây dựng thương hiệu phải định vị lại, phải biết kể câu chuyện để gieo vào cảm xúc người tiêu dùng. Muốn cạnh tranh thì phải xây dựng thương hiệu.

Người Thái Lan quảng cáo gạo Thái là “think rice, think Thái Lan” (nghĩ về gạo là nhớ tới Thái Lan). Vậy, thông điệp của cà phê Việt có thể là “drink coffee, feel Việt Nam” (uống cà phê, cảm nhận Việt Nam) không?

Chúng ta muốn truyền thông điệp tăng giá trị cà phê lên 5-10 lần thì phải định vị lại dòng sản phẩm, xu thế và nhu cầu thị trường. Nếu chúng ta nói câu chuyện chế biến tinh thì cần tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để cung cấp sản phẩm phù hợp.

Sản xuất cà phê đặc sản gặp khó

Trang trại cà phê đặc sản của ông Lê Văn Tâm (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được kiến tạo 3 tầng, gồm: Trụ hồ tiêu trồng làm cây chắn gió, cà phê là cây chủ đạo và thảm cỏ. Đây là môi trường lý tưởng để cây cà phê phát triển thuận theo tự nhiên, cho ra hạt cà phê đặc sản. Khi cỏ quá tốt, thay vì nhổ bỏ hay phun thuốc diệt trừ thì chỉ cần cắt ngang bề mặt là có thêm nguồn phân bón hữu cơ cho cây cà phê.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất cà phê đã xác định, nông dân là người quyết định chất lượng cho toàn chuỗi giá trị, do đó, đã liên kết với nông dân để hoàn thiện các phương pháp và quy trình chế biến cà phê đặc sản.

Đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng Việt Nam chưa có thương hiệu nào góp mặt trong danh sách 10 thương hiệu cà phê đắt nhất thế giới. Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu hơn 1,78 triệu tấn, kim ngạch hơn 4 tỷ USD. Giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt 2.293 USD/tấn.

Theo Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, tổng diện tích cà phê đặc sản đạt 11.500 ha, chiếm khoảng 2% tổng diện tích cà phê. Giai đoạn 2026 - 2030, diện tích cà phê đặc sản đạt gần 19.000ha, chiếm khoảng 3% diện tích cà phê Việt Nam.

Thực tế, các địa phương được chọn làm thí điểm cũng đã bắt tay vào thực hiện. Tuy nhiên, quá trình làm gặp không ít khó khăn. Để có được cà phê đặc sản đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới, đòi hỏi quy trình khắt khe từ khâu trồng đến chế biến, bảo quản. Cà phê được chế biến rất kỳ công, hái chín chọn lọc bằng tay 100%, được kiểm soát lên men nguyên trái và trải qua giai đoạn phơi chậm.

“Chúng ta còn thiếu rất nhiều kết cấu hạ tầng, trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm, dây chuyền sản xuất và chế biến cà phê cũng vẫn còn thiếu. Vì vậy đòi hỏi sự hỗ trợ từ Chính phủ”, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), cho biết.

Loay hoay chế biến sâu

Là địa phương đứng thứ 3 về diện tích canh tác cà phê trên cả nước, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông - ông Hồ Văn Mười cho biết,  điểm yếu của ngành cà phê Đắk Nông là chưa chuyên sâu, còn manh mún, nhỏ lẻ. Nếu không khắc phục được tình trạng này, rất khó nâng cao giá trị ngành cà phê.

Theo ông Thái Như Hiệp, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, tổng diện tích trồng cà phê cả nước khoảng 710.000ha, nhưng thu hoạch chỉ khoảng 650.000ha và chế biến sâu với tỷ lệ rất thấp. Ngoài ra, cần gỡ nút thắt về vốn. Vì làm nông nghiệp, chúng tôi đang phải vay vốn với lãi suất 12%/năm thì làm sao làm được? Cần chính sách tín dụng nông nghiệp, hỗ trợ cho các HTX, cho người nông dân, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân…

Ông Hiệp cho biết thêm, ở các quốc gia, cà phê đều được bảo hộ nhưng cà phê Robusta của Việt Nam lại chưa được bảo hộ. Vậy doanh nghiệp Việt cần đứng ra bảo hộ cho cà phê Việt, tăng giá trị cho người sản xuất và 5 tỉnh Tây Nguyên - những tỉnh trọng điểm của loại cà phê Robusta.

Đầu tư để tăng chất lượng

Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Nước giải khát cà phê LEKOFE Lê Hữu Nghĩa cho rằng, để nâng cao giá trị cho cà phê Việt, trước hết phải truyền thông cho người tiêu dùng về cà phê sạch, truyền thông cho nông dân về trồng cà phê đúng tiêu chuẩn.

“Doanh nghiệp mang cà phê nguyên chất, cà phê sạch ra ngoại thành bán bị chê “dở như nước lã”. Doanh nghiệp không thể cạnh tranh được với những cơ sở sản xuất cà phê trộn, cà phê bẩn, bán ra chỉ 70.000 đồng/kg. Thị trường trong nước vô cùng lớn, cần tuyên truyền cho người tiêu dùng hiểu”, ông Nghĩa nói.

Ông Đinh Vĩnh Cường, Chủ tịch CLB Kết nối doanh nhân Việt Nam - Quốc tế, cho biết, có đối tác Mỹ yêu cầu một doanh nghiệp cung cấp 1.000 tấn cà phê theo tiêu chuẩn USDA nhưng vẫn chưa tìm được nguồn cung.

“Thái Lan có loại cà phê cao cấp, bán đến 50 - 100 USD/ly. Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng chưa có thương hiệu nào góp mặt trong 10 thương hiệu cà phê đắt nhất thế giới”, ông Cường thông tin.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần sớm giải quyết phần gốc ngành cà phê như xuất xứ, chất lượng, xây dựng thương hiệu... Ngoài ra, Nhà nước cần có phương án hỗ trợ vốn vay, bởi với mức lãi suất cao như hiện nay thì rất khó để doanh nghiệp đầu tư phát triển.

 

Vân Nhi
Ý kiến bạn đọc
  • The S-Vista “tạo sóng” cho phân khúc căn hộ tại thị trường phía Đông Thủ đô

    The S-Vista “tạo sóng” cho phân khúc căn hộ tại thị trường phía Đông Thủ đô

    Những sản phẩm số lượng giới hạn luôn có sức hút nhờ tiềm năng tăng giá vượt trội so với mặt bằng chung. Cũng vì lý do đó mà ngay sau khi mở bán, tòa căn hộ cuối cùng The S-Vista thuộc phân khu Sapphire - Vinhomes Ocean Park 1 đã khuynh đảo thị trường phía Đông Hà Nội.

  • Agribank tích cực hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội

    Agribank tích cực hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội

    Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.

  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

Top