Theo dự báo, trong ngày mai, 15/12, xuất - nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ cán mốc 700 tỉ USD và đây là trị giá lớn nhất từ trước đến nay.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 14/12, trị giá xuất - nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 698,5 tỉ USD. Dự kiến trong ngày mai, 15/12, trị giá xuất - nhập khẩu hàng hóa cán mốc 700 tỉ USD, lớn nhất từ trước đến nay.
Trong 20 năm qua (2002 - 2021), kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam liên tục tăng mạnh. Nếu cộng gộp giá trị 20 năm, tổng giá trị xuất - nhập khẩu lên tới 5.146 tỷ USD. Trong đó, chỉ tính riêng 10 năm từ năm 2012 đến năm 2021, tổng trị giá xuất - nhập khẩu của nước ta đạt 4.110 tỷ USD, cao gấp gần 4 lần xuất nhập khẩu của 10 năm về trước cộng lại. Tổng cục Hải quan cho biết, ngành xuất - nhập khẩu được chia làm 6 cột mốc chính.
Đầu tiên, năm 2001, năm đầu tiên của thế kỷ 21 ghi nhận tổng trị giá xuất - nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số khiêm tốn hơn 30 tỷ USD. Sau 6 năm, đến năm 2007, tổng trị giá xuất - nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới. Bốn năm sau, năm 2011, ghi nhận tổng trị giá xuất - nhập khẩu đã tăng gấp đôi, đạt con số 200 tỷ USD. Trong 4 năm tiếp theo, đến năm 2015 xuất - nhập khẩu Việt Nam cán mốc trị giá 300 tỷ USD.
Xuất - nhập khẩu hàng hóa cán mốc kỷ lục 700 tỉ USD
6 năm sau, năm 2007, tổng trị giá xuất - nhập khẩu cả nước đạt 100 tỉ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới.
Đến năm 2011, Việt Nam ghi nhận tổng trị giá xuất - nhập khẩu đã tăng gấp đôi, đạt con số 200 tỉ USD. 4 năm tiếp theo, đến năm 2015, xuất - nhập khẩu của Việt Nam cán mốc 300 tỉ USD.
Cột mốc 400 tỉ USD của xuất - nhập khẩu hàng hóa được ghi nhận vào giữa tháng 12/2017, cột mốc 500 tỉ USD được ghi nhận vào giữa tháng 12.2019, cột mốc 600 tỉ USD được ghi nhận vào ngày 30.11.2021.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, năm 2021, Tổ chức Thương mại thế giới ghi nhận xuất khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 23 trên thế giới và nhập khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 20 trên thế giới. Trong ASEAN, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng thứ 2, chỉ sau Singapore.
Khi đạt mốc 700 tỉ USD trong năm 2022, xuất-nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có thể được nâng cao trên phạm vi toàn cầu. Cụ thể, trong 11 tháng của năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 468,7 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong nhiều năm qua, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất và Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Trong 11 tháng 2022, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ đạt 101 tỷ USD, tăng 17,7% (tương ứng tăng 15,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc đạt 109,46 tỷ USD, tăng 10% (tương ứng tăng 9,93 tỷ USD). Như vậy, xuất khẩu sang Mỹ và nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc trong 11 tháng năm 2022 đều vượt ngưỡng 100 tỷ USD, đạt mức kỷ lục từ trước tới nay.
Trong thời gian tới, để tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai mạnh mẽ và quyết liệt cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số.
Triển khai Hải quan số, hướng đến mô hình Hải quan thông minh với mục tiêu tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giảm thời gian thông quan, giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bên cạnh đó, chú trọng đấu tranh chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa; chống buôn lậu và gian lận thương mại, xử lý nghiêm các vi phạm về sở hữu trí tuệ tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh và minh bạch .
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…