Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 30 tháng 8 năm 2017 | 8:51

Agribank: Hỗ trợ ngư dân đóng 510 chiếc tàu theo Nghị định 67

Agribank hiện đang chiếm gần 50% tổng dư nợ cho vay đầu tư phục vụ chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67 của Chính phủ.

Tại hội thảo “Sửa đổi Nghị Định 67 - Những vấn đề đặt ra) vừa tổ chức tại TP. Đà Nẵng, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (Agribank) cho biết, sau 3 năm triển khai thực hiện chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ, Agribank đang cho 510 chủ tàu vay vốn đóng mới và nâng cấp tàu, tương đương trên 50% số lượng tàu đã được các ngân hàng thương mại phê duyệt và ký hợp đồng cấp tín dụng (toàn quốc có 1.005 tàu đã được các NHTM phê duyệt đầu tư) với tổng số vốn cam kết cho vay theo các hợp đồng tín dụng đã ký là 4.605 tỷ, dư nợ hiện tại là 3.883 tỷ đồng. 

Những tàu vỏ thép hiện đại được hỗ trợ vốn vay để vươn khơi, bám biển.

Những tàu vỏ thép hiện đại được hỗ trợ vốn vay để vươn khơi, bám biển.

Trong số 510 tàu được Agribank cho vay có 122 tàu vỏ thép, 45 tàu vỏ composit, 343 tàu vỏ gỗ (422 tàu đóng mới, 88 tàu nâng cấp), gồm có 90 chiếc tàu hậu cần, 420 tàu đánh bắt hải sản.

Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng giám đốc Agribank khẳng định: “Rất mừng là đến nay chưa có một con tàu nào được Agribank đầu tư cho vay phải nằm bờ, không ra khơi được. Chỉ có một số tàu gặp sự cố nhỏ, sau khi bão dưỡng lại tiếp tục ra khơi, hoạt động bình thường”.

Trong quá trình triển khai cho ngư dân vay vốn, Agribank cũng gặp một số khó khăn, như phần lớn đối tượng khách hàng vay vốn tại Agribank theo Nghị định 67 là hộ gia đình và cá nhân (chiếm 92,2%), chỉ có 31 khách hàng vay là doanh nghiệp, 05 Hợp tác xã và 03 Tổ hợp tác. Tình trạng thực tế là người vay lúng túng trong việc lập hồ sơ vay vốn, không chứng minh được khả năng tài chính, không chứng minh được nguồn nhân lực đạt trình độ quản lý và vận hành trang thiết bị hiện đại khi chuyển đổi từ phương thức đánh bắt truyền thống sang hiện đại. Cũng có những trường hợp ngư dân đã được UBND tỉnh, thành phố phê duyệt đủ điều kiện, nhưng sau đó lại thay đổi ngành nghề khai thác, thay đổi vật liệu vỏ tàu, thay đổi kích thước tàu, thay đổi công suất máy chính, dẫn đến thay đổi dự toán, phải thực hiện lại thủ tục, quy trình phê duyệt…

Qua 3 năm triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN Việt Nam về thực hiện chương trình tín dụng phục vụ các chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67 của Chính phủ, mặc dù phải đối mặtvới hàng loạt trở ngại và khó khăn, vướng mắc, nhưng Agribank đã nghiêm túc xác định nhiệm vụ chính trị trước một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Toàn hệ thống Agribank đã hết sức nghiêm túc và nỗ lực, đóng góp vào sự thành công ban đầu của Nghị định.

Góp ý, Bổ sung cho dự thảo Nghị định 67 thời gian tới, bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng Giám đốc Agribank kiến nghị: “Về điều kiện cấp tín dụng ưu đãi, nên áp dụng các điều kiện được hưởng các chính sách tín ưu đãi tương tự như các điều kiện áp dụng chính sách hỗ trợ sau đầu tư. Cần áp dụng có chọn lọc, ưu tiên mô hình nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản tương tự mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ưu tiên các mô hình liên kết chuỗi, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. Về điều kiện cấp tín dụng ưu đãi, chủ tàu phải là thành viên của tổ đội, HTX, nghiệp đoàn nghề cá, doanh nghiệp khai thác thủy sản; tàu phải được lắp đặt máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS) kết nối được với trạm bờ”.

                                                                                     Hải Yến

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

Top