Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 12 năm 2019 | 13:20

Agribank nỗ lực hành động vì chất lượng cuộc sống cộng đồng

Với sứ mệnh “Tam nông”, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) luôn đồng hành với người dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.

tr13a.JPG
Các công trình phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được xây dựng từ nguồn vốn hỗ trợ của Agribank đã mang đến diện mạo khởi sắc cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn trên cả nước.
 

Cú hích cho phát triển nông nghiệp sạch

Là ngân hàng chủ lực cho vay nông nghiệp - nông thôn, Agribank nhận thức sâu sắc về những nguy cơ khi nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt hàng loạt khó khăn, thách thức to lớn trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm... 

Với quyết tâm thực hiện chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về tham gia Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới bền vững gắn kết tái cơ cấu ngành nông nghiệp,  Agribank đi đầu thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, cùng mong muốn xây dựng nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững.

Từ cuối năm 2016, Agribank không hạn chế về nguồn vốn, dành tối thiểu 50.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch”. Với mong muốn hình thành các chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quy mô lớn vì sức khỏe cộng đồng, gói tín dụng phục vụ “nông nghiệp sạch” của Agribank được xem là một “cú hích” trong phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.

Theo đó, Agribank thực hiện ưu đãi cho vay đối với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quy mô lớn. Đối tượng cho vay gồm cung ứng vật tư đầu vào; sản xuất; tiêu thụ...

Trong những năm qua, việc đầu tư tín dụng cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch của Agribank luôn là điểm sáng của ngành Ngân hàng, góp phần đưa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch trở thành niềm tự hào của nền nông nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, Agribank cũng không ngừng nỗ lực cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để mở rộng đầu tư tín dụng thông qua đơn giản hoá thủ tục; rút gọn thời gian thẩm định dự án, phương án vay vốn; nâng định mức cho vay; giảm dần lãi suất cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo chỉ đạo của NHNN; tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khách hàng về hạn mức vốn vay, tài sản thế chấp…

 

tr13.jpg

Agribank góp phần đưa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch trở thành niềm tự hào của nền nông nghiệp Việt Nam.

 

Đến cuối tháng 09/2019, dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch của Agribank đạt 5.221 tỷ đồng. Doanh số cho vay chương trình này đến nay đạt trên 20.000 tỷ đồng. 

Với nguồn vốn đầu tư cho “Tam nông” chiếm 51% thị phần toàn ngành Ngân hàng. Agribank kỳ vọng thông qua chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch”, sẽ góp phần nhân rộng những mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, từ đó thay đổi nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của hàng nông sản Việt Nam, hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, giữ được thị trường tiêu dùng trong nước và có vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Không ngừng nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng

Trong suốt chặng đường hơn 31 năm xây dựng và phát triển, Agribank luôn kiên định mục tiêu vì sự phát triển cộng đồng trong cả hoạt động kinh doanh và những đóng góp tích cực cho công tác từ thiện, an sinh xã hội với mong muốn biến những khát vọng thoát nghèo làm giàu của hàng triệu người dân trở thành hiện thực, góp phần mang đến niềm tin, hy vọng cho những cuộc đời, số phận bất hạnh và làm thay da đổi thịt cho những vùng quê nghèo khó của Việt Nam.

Một điểm sáng trong bức tranh an sinh xã hội mà Agribank thực hiện thời gian qua là chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo chương trình hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đối với 62 huyện nghèo cả nước. Điển hình là việc Agribank tài trợ 160 tỷ đồng cho 02 huyện Mường Ảng và Tủa Chùa của tỉnh Điện Biên xây dựng các công trình phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.

Agribank đã giúp nhiều tỉnh giảm được số hộ nghèo, nhiều tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 20%, có tỉnh giảm đến 50% (Lào Cai), đạt các mục tiêu mà Nghị quyết 30a của Chính phủ đã đề ra.

 

tr13b.JPG
Agribank triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch” với mong muốn xây dựng nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững.

 

Bên cạnh đó, Agribank cũng chú trọng triển khai nhiều hoạt động xã hội từ thiện thông qua việc tài trợ kinh phí trao tặng các công trình mang ý nghĩa an sinh xã hội. Thông qua tổ chức công đoàn, vận động cán bộ, viên chức, người lao động đóng góp 4 ngày lương/năm để ủng hộ các quỹ và trích một phần Quỹ phúc lợi để thực hiện công tác từ thiện xã hội đối với cộng đồng và các hoạt động an sinh xã hội nội bộ của Agribank.

Hàng năm, Agribank dành nguồn kinh phí khoảng 300 - 400 tỷ cho công tác an sinh xã hội. Tính đến hết năm 2018, đã có trên 2.800 tỷ đồng được Agribank dành cho các hoạt động vì cộng đồng.

Thời gian tới, chung tay cùng Đảng và Nhà nước với mục tiêu mỗi năm giảm 1 - 1,5% số hộ nghèo và sớm hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, Agribank cùng ngành Ngân hàng tiếp tục ưu tiên nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay nông nghiệp, nông thôn, quan tâm đổi mới phương thức cho vay, cải tiến quy trình, đơn giản thủ tục cho vay nhằm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để người dân sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, Agribank tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng ưu tiên, đối tượng chính sách mạnh dạn mở rộng đầu tư, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân tự vươn lên xóa đói giảm nghèo; từ đó đóng góp quan trọng vào công cuộc giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, nhất là địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

 

Với những đóng góp tích cực trên cả lĩnh vực hoạt động kinh doanh và an sinh xã hội hướng tới cộng đồng, Agribank tiếp tục vinh dự đón nhận 02 giải thưởng cao quý: “Ngân hàng hỗ trợ đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tiêu biểu năm 2019” và “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng năm 2019”. Đây là sự ghi nhận của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho những đóng góp tích cực của Agribank trong chặng đường đồng hành, thủy chung cùng “Tam nông” và cộng đồng xã hội.

Nối dài những hành động thiết thực vì cộng đồng, hiện nay, nhằm thể hiện vai trò tiên phong cùng ngành Ngân hàng thực hiện thành công các Chiến lược quốc gia của Việt Nam về kinh tế xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, bám sát tính thời sự của chương trình “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nylon” do Thủ tướng Chính phủ và Liên Hợp quốc phát động, Agribank đang triển khai nhiều chương trình, hoạt động gắn với thông điệp “Vì tương lai xanh”, chung tay cùng cộng đồng hiện thực hóa mục tiêu chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững cho một tương lai xanh tốt đẹp của Việt Nam.


 

 

Nhật Minh
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top