Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 9 tháng 9 năm 2019 | 14:34

Agribank thúc đẩy tăng trưởng khu vực trung du và miền núi phía Bắc

Mới đây, tại Mộc Châu (Sơn La), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với các đối tượng ưu tiên, đối tượng chính sách tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

Tại hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định, trong những năm qua, bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, ngành Ngân hàng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phục vụ nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng cho người dân, doanh nghiệp, trong đó đặc biệt tập trung cho đối tượng ưu tiên, đối tượng chính sách trong khu vực.
 
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã và đang tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các đối tượng ưu tiên, đối tượng chính sách đầu tư hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng…, đóng góp quan trọng vào công nghiệp giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, nhất là địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa.
 
gau_5464.JPG

  Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì Hội nghị

 
Là ngân hàng luôn giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của cả nước, hiện nay, tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, nguồn vốn tín dụng chính sách của Agribank đang phát huy hiệu quả thiết thực giúp các tỉnh trong khu vực thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Với  17 chi nhánh loại I hoạt động trên địa bàn 14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, tính đến 31/7/2019, tổng nguồn vốn của Agribank trên địa bàn đạt 129.940 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt trên 133.173 tỷ đồng, chiếm 13% tổng dư nợ nền kinh tế của Agribank. 
 
Trên địa bàn khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay, Agribank đang triển khai 04 chương trình chính sách (trừ cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP và cho vay tái canh cà phê) và 01 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đều đạt được những kết quả khả quan.
 
Cụ thể, cho vay nông nghiệp nông thôn đạt trên 104.529 tỷ đồng chiếm 78,4% tổng dư nợ nền kinh tế của khu vực, đạt 15% dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn toàn quốc của Agribank. Là chương trình tín dụng chính sách được Agribank tập trung ưu tiên triển khai với kết quả cho vay luôn tăng trưởng năm sau cao năm trước, Chương trình cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP đã đưa ra những chính sách ưu đãi hơn đối với khách hàng trên địa bàn nông nghiệp nông thôn như mức cho vay không bảo đảm đối với từng đối tượng khách hàng, góp phần đẩy mạnh đầu tư tín dụng trên địa bàn nông thôn. 
 
Bên cạnh đó, chương trình cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg, Quyết định 65/2011/QĐ-TTg, Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được Agribank triển khai tại 12 chi nhánh với dư nợ đạt 86 tỷ với trên 513 khách hàng. Chương trình cho vay ưu đãi lãi suất theo chương trình hỗ trợ các huyện nghèo tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, hiện nay dư nợ còn lại tại địa bàn 05 tỉnh Lào Cai, Bắc Cạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Phú Thọ với dư nợ đạt trên 546 tỷ đồng (với 12.024 khách hàng) chiếm 40,3% dư nợ cho vay theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP toàn hệ thống Agribank. Việc triển khai đầu tư xây dựng các công trình từ nguồn vốn hỗ trợ của Agribank đã hỗ trợ thiết thực cho các tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, qua đó tạo điều kiện cho các địa phương phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo nhanh, bền vững. 
 
Ngoài ra, thực hiện cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết  02/NQ-CP 07/01/2013 của Chính phủ, Agribank hiện đang triển khai cho vay hỗ trợ nhà ở tại 10 chi nhánh trên địa bàn với dư nợ đạt 267 tỷ đồng (với 846 khách hàng) chiếm 17,3% dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở toàn quốc của Agribank. 
 
Là chương trình tín dụng chính sách trọng điểm được Agribank ưu tiên dành nguồn vốn lớn để triển khai có hiệu quả, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đang được Agribank triển khai tích cực trên địa bàn khu vực trung du và miền núi với dư nợ cho vay đạt trên 33.055 tỷ đồng với gần 245.280 khách hàng. Việc chú trọng đầu tư cho vay xây dựng nông thôn mới của Agribank tại khu vực này đã thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của người dân, giải quyết vấn đề việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, hoàn thành các tiêu chí của Chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần cải thiện đời sống của người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hơn hết, nguồn vốn tín dụng của Agribank đã giúp người dân mạnh dạn mở rộng đầu tư, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân tự vươn lên xoá đói giảm nghèo. 
 
Bắt đầu triển khai từ đầu năm 2019 với mong muốn đáp ứng nhanh nhất nhu cầu vốn đột xuất của người dân, tạo thuận lợi tối đa để người dân kể cả vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế khó khăn dễ dàng tiếp cận vốn vay và dịch vụ ngân hàng, Agribank bước đầu đã thực hiện hiệu quả chương trình tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình với việc dành nguồn vốn tối thiểu 5.000 tỷ đồng để cho vay mục đích tiêu dùng hợp pháp, cấp bách với mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng, thủ tục nhanh gọn giải quyết trong 01 ngày làm việc, hướng tới rộng rãi đối tượng khách hàng là khách hàng tại khu vực nông nghiệp, nông thôn góp phần đẩy lùi vấn nạn tín dụng đen. Đến nay, doanh số cho vay lũy kế từ đầu năm của khu vực trung du và miền núi phía Bắc đạt 685 tỷ đồng, dư nợ đạt 265 tỷ đồng (12.453 khách hàng) chiếm 29% dư nợ cho vay trên toàn quốc theo chương trình này. 
 
Ông Tiết Văn Thành, Tổng Giám đốc Agribank, chia sẻ: Agribank không chỉ phát huy vai trò chủ lực trong đầu tư vốn cho khu vực nông nghiệp - nông thôn, mà các chi nhánh của Agribank cũng rất tích cực, chủ động tham gia các chương trình chính sách đặc thù tại mỗi địa phương nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương, nhất là địa bàn nông nghiệp, nông thôn với dư nợ của 11 chương trình tại 5 địa phương đạt 815 tỷ đồng với 9.823 khách hàng. Cụ thể như: Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của Agribank trên địa bàn tỉnh Hà Giang với dư nợ trên 500 tỷ đồng; Chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả tại Agribank Lạng Sơn với dư nợ trên 120 tỷ đồng…
 
Trong thời gian tới, Agribank tiếp tục thực hiện chính sách cho vay các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các lĩnh vực ưu tiên khác theo chỉ đạo của Chính phủ; duy trì dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng, đảm bảo tăng trưởng về quy mô phù hợp với cân đối vốn, gắn với kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng; xử lý và kiểm soát nợ xấu có hiệu quả, hạn chế nợ xấu phát sinh. 
 
Thể hiện quyết tâm cùng ngành ngân hàng đẩy lùi tín dụng đen, Agribank tiếp tục triển khai và thực hiện tốt Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phụ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” ; Tăng cường phối hợp chặt chẽ với Hội nông dân, Hội phụ nữ các cấp, cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng cho vay qua tổ góp phần hạn chế tín dụng đen. Agribank nỗ lực tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát quy trình, nghiệp vụ đối với hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân, tổ vay vốn; chú trọng các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng thẩm định và kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhằm phát hiện sớm sai sót, những vấn đề tiềm ẩn rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. 
 
Chủ động triển khai nhiều biện pháp tích cực thông qua hình thức cho vay qua tổ nhóm để chuyển tải nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của người dân, trong thời gian tới Agribank tiếp tục phối hợp với các cấp Hội (Hội nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ) thực hiện có hiệu quả Thỏa thuận liên ngành đã ký; triển khai cho vay qua Tổ vay vốn/Tổ liên kết, tổ chức triển khai cho vay qua Tổ cho vay lưu động, áp dụng phương thức cho vay hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh có nghề nghiệp ổn định, có phương tiện (đất canh tác, đất lâm nghiệp…) nhằm giảm tải và tăng hiệu quả làm việc của CBTD. Cùng với đó là việc nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng, phát triển khách hàng mới trong kinh doanh dịch vụ, tập trung triển khai các biện pháp nhằm hoàn thành tốt kế hoạch dịch vụ được giao. 
 
Agribank cũng xác định bên cạnh hoạt động kinh doanh hiệu quả cần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị và truyền thông nhằm quảng bá thương hiệu và sản phẩm dịch vụ...
 
Tăng cường ưu tiên nguồn vốn thông qua các chương trình tín dụng chính sách cho thấy vai trò huyết mạch của vốn tín dụng chính sách đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng và đất nước, Agribank đang thể hiện nỗ lực chung tay cùng ngành ngân hàng thực hiện tốt việc cung ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân với mong muốn tháo gỡ khó khăn, giúp người dân có điều kiện chuyển đổi, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thoát nghèo và vươn lên làm giàu trong cuộc sống.
 
 
 
PV
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top