Mặc dù chỉ là doanh nghiệp tư nhân nhưng Bệnh viện Đa khoa tư nhân Hợp Lực lại ngang nhiên sử dụng xe biển xanh để hoạt động khiến dư luận hết sức bất bình.
>> "Bầu" Đệ và 2 người con trai cùng xây dựng hàng loạt công trình lớn trái phép
>> Bóc mẽ động cơ khiến bầu Đệ liên tục tố Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa
Bệnh viện đa khoa tư nhân Hợp Lực là một trong những đơn vị thuộc Tổng Công ty cổ phần Hợp Lực do ông Nguyễn Văn Đệ (bầu Đệ) làm Chủ tịch HĐQT và được thành lập từ năm 2005 cho đến nay.
Hiện tại, Bệnh viện đa khoa Hợp Lực đang sở hữu một dàn xe dùng để vận chuyển bệnh nhân có gắn biển kiểm soát màu xanh (loại dành cho các đơn vị sự nghiệp hành chính có thu).
Được biết, hiện Bệnh viện đa khoa Hợp Lực đang sở hữu 5 chiếc xe vận chuyển bệnh nhân có gắn biển kiểm soát màu xanh với biển số như: 36M.000.39; 36M.000.03; 36M.000.38;...
Dàn xe cứu thương của bệnh viện Hợp Lực đều được đăng ký xe biển xanh để dùng vận chuyển người bệnh. Ảnh Bảo Nam.
Những chiếc xe này vận chuyển bệnh nhân theo hợp đồng dịch vụ và được cấp biển số ưu tiên từ năm 2013 đến nay nhưng điều khiến nhiều người thắc mắc là tại sao một doanh nghiệp tư nhân mà lại được tỉnh Thanh Hóa “đặc cách” cấp biển xanh cho những chiếc xe này hoạt động?
Để có thông tin khách quan về việc cấp biển số xanh cho doanh nghiệp tư nhân, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với Phòng Cảnh sát giao thông công an tỉnh Thanh Hóa.
Trao đổi qua điện thoại, một vị lãnh đạo Phòng CSGT (xin được giấu tên) nói: “Để trả lời, tôi phải nhận được ý kiến của giám đốc mới trả lời được. Theo tôi nghĩ thì xe biển M bây giờ thì chẳng ai dùng xe biển M nữa cả, các chú nghiên cứu xem nội dung quan tâm thế nào chứ bây giờ xe biển M bỏ hết cả rồi”.
Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc Bệnh viện Hợp Lực sử dụng xe cứu thương biển xanh để vận chuyển người bệnh? vị cán bộ này giải thích: “Cái đấy là cái xe cứu thương, cái đấy thì có cái gì đâu, chết người hại của gì đâu, có xâm phạm đến quyền lợi chế độ gì đâu”.
Một trong số nhiều chiếc xe cứu thương mang biển số xanh của bệnh viện Hợp Lực tại khu vực bãi đỗ được gắn luôn tên của bệnh viện. Ảnh Bảo Nam.
Theo tìm hiểu, chúng tôi còn được biết, ngoài việc cấp xe biển xanh cho Bệnh viện Hợp Lực,Tiếp tục đặt câu hỏi, việc cấp biển xanh cho Bệnh viện Hợp Lực là đúng hay sai? vị cán bộ này trả lời: “Đúng sai hay không thì không trả lời, chắc chắn là đúng, có cái trước đây là cấp lâu rồi, tôi nghĩ cũng không quan tâm nhiều”.
"Bầu" Đệ còn được Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Thanh Hóa) cấp súng bắn đạn cao su để sử dụng.
Vài năm trước, để dẹp đám người gây rối trong Bệnh viện, bầu Đệ đã dùng súng bắn chỉ thiên lên trời khiến đám đông khiếp sợ chạy toán loạn và người dân xung quanh cũng bị hú vía ví tiếng súng của ông Đệ.
Bầu Đệ với súng luôn mang theo bên mình. Ảnh Internet.
Trước việc sử dụng súng, dư luận đặt ra câu hỏi rằng, chỉ là người đứng đầu một doanh nghiệp tư nhân như bao doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh mà bầu Đệ lại được sử dụng súng và việc cần súng sử dụng để làm gì?
Phải chăng việc cấp cho bệnh viện tư nhân xe biển xanh và cho phép ông chủ của công công ty này dùng súng là có sự “chống lưng” hay vì nhiều lí do khác?
Đề nghị lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa sớm cho kiểm tra xử lý đối với những việc sai phạm trên của công ty bầu Đệ.
Đồng thời, trả lời trước dư luận việc ai đã cho phép công ty này được sử dụng xe biển xanh để hoạt trong việc vận chuyển người bệnh và việc cá nhân ông Đệ được sử dụng súng?
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.
Điều 19 của Nghị đinh số 25 của Chính phủ quy định, Những đối tương được trang bị, xin phép mua và cấp phép sử dụng công cụ hỗ trợ như sau: Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ 1. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm: a) Quân đội nhân dân; Dân quân tự vệ. b) Công an nhân dân. c) An ninh hàng không. d) Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của hải quan, đơn vị hải quan cửa khẩu, Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường. đ) Ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ; e) Ban bảo vệ dân phố hoặc tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự xã, phường, thị trấn. g) Câu lạc bộ, Trường, Trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động. h) Cơ quan thi hành án dân sự. i) Thanh tra chuyên ngành Thủy sản, lực lượng kiểm ngư. k) Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội. l) Các đối tượng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. |
Bảo Nam/GDVN
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.