Nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Ấn Độ thông báo áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại gạo.
Đây là động thái nhằm đảm bảo đủ lượng gạo dự trữ cho tiêu dùng trong nước, thông qua hệ thống phân phối công cộng theo kế hoạch đã định.
Tuyên bố được Cục Doanh thu thuộc Bộ Tài chính Ấn Độ đưa ra sẽ có hiệu lực từ hôm nay (9/9). Tuy vậy một số loại gạo không thuộc danh mục áp thuế lần này. Trước đó vào cuối tháng 8, Ấn Độ thông qua chính sách hạn chế xuất khẩu bột mì nhằm giảm giá trên thị trường nội địa.
Ngoài ra, chính phủ nước này cũng đã thảo luận về hạn chế xuất khẩu gạo tấm, chiếm gần 20% lượng xuất khẩu ra nước ngoài, do giá nội địa đã tăng vọt.
Hiện Ấn Độ chiếm 40% tỷ trọng trong ngành thương mại gạo toàn cầu, việc quốc gia này hạn chế xuất khẩu dự báo sẽ giáng một đòn mạnh vào những nước đang phải vật lộn với nạn đói và cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt. Đặc biệt động thái này có nguy cơ gây thêm hỗn loạn cho thị trường lương thực toàn cầu.
Theo Xinhua/VOV dịch
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…