Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 30 tháng 6 năm 2020 | 13:8

Áp dụng thành công tiến bộ kỹ thuật trong nuôi cấy mô lan rừng

Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, anh Nguyễn Văn Trung ở ấp Phú Trí A, xã Phú Tân (Châu Thành - Hậu Giang) đã nuôi cấy mô thành công nhiều giống lan rừng.

Anh Trung và chị Chi kiểm tra chất lượng phôi mô trong phòng ươm cây giống

 

Sở hữu gần 2ha vườn cây ăn trái và nghề quay phim, nhiếp ảnh phục vụ tiệc cưới, lễ hội… nên thu nhập của anh Trung khá ổn định. Thế nhưng, với niềm đam mê cây cảnh, năm 2018, anh quyết định đầu tư hơn 3 tỷ đồng mua trang thiết bị máy móc, xây dựng vườn ươm và phòng nuôi cấy mô, nuôi cấy nhiều giống lan rừng quý hiếm.

Ban đầu, anh Trung chọn những cây khỏe mạnh, sạch bệnh để làm giống nuôi cấy. Mô của cây cần lấy giống được đem khử trùng, cho vào ống nghiệm chứa môi trường nuôi cấy. Môi trường này chứa chất kích thích sinh trưởng với nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm… thích hợp để tái sinh các bộ phận của cây. Sau 4 tháng, khi cây con phát triển hoàn chỉnh, với kích thước trung bình 5-10cm/cây thì có thể xuất bán cho người trồng.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Trung cho biết, những ngày đầu bước vào nghề làm lan cấy mô, do chưa am hiểu nhiều về kỹ thuật nuôi trồng nên gặp không ít khó khăn do lan bị nhiễm bệnh. Vợ anh, chị Đinh Thị Kim Chi lo mất vốn đến mất ăn, mất ngủ. Còn anh Trung thì bình tĩnh, tự tin vào việc mình chọn, cứ kiên nhẫn lặng thầm tìm nguyên nhân để khắc phục. Cuối cùng, anh chọn lọc được một số giống lan cấy mô cho ra ngoài để chiết và cho sinh trưởng trong môi trường tự nhiên sống khỏe mạnh, được nhiều khách hàng ưa chuộng đặt mua.

Hiện tại, các giống lan nuôi cấy mô của anh Trung đã có thị trường đầu ra ổn định với nhiều khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. Trung bình mỗi năm anh xuất bán hơn 1,2 triệu cây lan giống, tương đương trên 30.000 chai (40 cây) lan cấy mô, với giá 200.000 đồng/chai. Từ đó, mức thu nhập của gia đình anh cũng được nâng lên, từ vài trăm triệu đồng/năm trước đây tăng lên gần 1 tỉ đồng/năm từ 2 nguồn thu chính là vườn và bán cây lan giống.

Anh Trung cho rằng, ưu thế của nuôi lan cấy mô là tạo ra một số lượng lớn lan trong diện tích nhỏ, tạo ra giống lan sạch bệnh trong thời gian ngắn. Ngoài ra, với những giống lan cấy mô khi bán giá thành rẻ hơn nhiều so với các giống lan khai thác ngoài tự nhiên. Và đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ cấy mô giúp bảo tồn tự nhiên.

Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi lan cấy mô không tốn nhiều thời gian chăm sóc, không tốn nhiều phân bón, thuốc trừ sâu nên người đam mê lan có thể áp dụng làm theo. Bước đầu anh Trung đã gặt hái được thành công trên con đường khởi nghiệp tại quê nhà, thu lợi nhuận cao nhờ nắm bắt kịp thời nhu cầu ưa thích chơi lan của người tiêu dùng.

 

Quang Hải
Ý kiến bạn đọc
  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Chuyện người Dao làm kinh tế

    Chuyện người Dao làm kinh tế

    Trên cung đường bê tông uốn lượn dưới chân đồi quế thẳng tắp vươn mình đón nắng, thôn Bỗng 2 xã Cam Cọn (Bảo Yên, Lào Cai) dần hiện hữu.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top