Australia sẽ bảo vệ các nhà sản xuất lúa mạch trước việc Trung Quốc dọa đánh thuế chống bán phá giá.
Quan hệ giữa Australia và Trung Quốc vốn đang khó khăn do căng thẳng liên quan đến việc Australia đề nghị quốc tế điều tra độc lập về Covid-19 thì nay lại thêm thách thức mới khi Australia tuyên bố sẽ cân nhắc đưa vụ Trung Quốc dọa đánh thuế lúa mạch ra Tổ chức thương mại thế giới.
Trong tuyên bố đưa ra ngày hôm nay (10/5), Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cho biết, Chính phủ Australia quan ngại sâu sắc về một báo cáo cho biết các nghĩa vụ phi lý có thể được áp đặt lên lúa mạch Australia nhập khẩu vào Trung Quốc...
Lúa mạch làm một trong những mặt hàng nông sản chủ lực Australia xuất khẩu sang Trung Quốc. (Ảnh: ABC Rural) |
Mặc dù Australia tôn trọng Trung Quốc, cũng như bất kỳ quốc gia nào, thực hiện các cuộc điều tra về các vấn đề chống bán phá giá, tuy vậy Australia không chấp nhận vụ việc chỉ dựa trên các chứng cứ ban đầu mà từ đó đưa ra kết luận cho thấy Australia hỗ trợ các nhà sản xuất. Bộ trưởng Simon Birmingham khẳng định, các nhà sản xuất lúa mạch của nước này không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào của chính phủ.
“Không có căn cứ nào cho thấy ngành sản xuất lúa mạch của Australia hoạt động dựa trên bất kỳ sự hỗ trợ nào ngoài các quy định về sản xuất thực phẩm thương mại. Các nông dân và các nhà sản xuất lúa mạch Australia có sức cạnh tranh hàng đầu thế giới bởi họ áp dụng khoa học công nghệ, thực thi các kinh nghiệm nhà nông tốt nhất và đưa sản phẩm ra thị trường với giá thấp nhất có thể theo một quy trình thương mại mà không sử dụng bất kỳ trợ cấp nào của chính phủ cũng như các biện pháp làm biến dạng thị trường”, ông Simon Birmingham khẳng định.
Từ năm 2018, Trung Quốc đã tiến hành điều tra nghi vấn cho rằng năm 2017 các nhà sản xuất lúa mạch Australia nhận trợ cấp của chính phủ để có thể bán hàng với giá thấp hơn thị trường trong nước sang Trung Quốc.
Trước khi quyết định được đưa ra, Trung Quốc vừa thông báo cho Australia thời hạn 10 ngày, từ ngày 9/5 đến ngày 19/5 để giải thích vì sao không nên áp dụng mức thuế chống bán phá giá 73,6% và thuế chống trợ cấp 6,9% đối với lúa mạch nhập khẩu từ Australia.
Căng thẳng xung quanh việc xuất khẩu lúa mạch của Australia sang Trung Quốc bùng phát sau thời điểm Trung Quốc đe dọa sẽ trả đũa Australia do nước này yêu cầu cộng đồng quốc tế điều tra độc lập về sự xuất hiện của Covid-19. Báo điện tử ABC News của Australia cho biết, vụ việc cho thấy dường như các nhà sản xuất lúa mạch Australia là đối tượng đầu tiên bị Trung Quốc trả đũa.
Lúa mạch là một trong ba mặt hàng nông nghiệp trọng điểm Australia xuất khẩu sang Trung Quốc mỗi năm với giá trị lên đến khoảng 1,5 tỷ AUD. Do hạn hán nên năm ngoái, Australia chỉ xuất lượng lúa mạch trị giá 600 triệu sang Trung Quốc. Trong số đó 80% lúa mạch là từ bang Tây Australia.
Bộ trưởng Nông nghiệp bang Tây Australia Alannah MacTiernan khẳng định, Trung Quốc là nhà nhập khẩu lúa mạch lớn nhất của bang này vì vậy nếu lúa mạch không xuất sang được Trung Quốc thì các nhà sản xuất lúa mạch bang Tây Australia sẽ gặp khó khăn khi chưa tìm được thị trường thay thế.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…