Khi bắt tay thực hiện Chương trình MTQG về XDNTM, Bắc Giang chỉ đạt bình quân 7,2 tiêu chí/xã. Đến nay, tỉnh có 100 xã đạt chuẩn, dự kiến hết năm 2019 có 114 xã và 2 huyện đạt chuẩn NTM. Bắc Giang được xem là điểm sáng về huy động sức dân.
Dân đóng “tiền tỷ”
Trao đổi với phóng viên, ông Dương Văn Thái, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết, sau 10 năm XDNTM, nhận thức của các cấp, các ngành, đặc biệt là của nhân dân với vai trò là chủ thể được nâng lên rõ rệt. Người dân không còn tư tưởng trông chờ ỉ lại mà vào cuộc với vai trò là chủ thể - người làm chủ nhưng cũng là người thụ hưởng.
Do vậy, bà con tham gia rất tích cực từ việc hiến đất, đóng góp ngày công, tiền của, đặc biệt là trong đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn, trường lớp, thiết chế văn hóa thể thao ở cơ sở...
Tỉnh có gần 50.000 hộ tham gia hiến 334ha đất các loại, trên 610.000 ngày công lao động, phá dỡ trên 214.000m2 tường rào để xây dựng công trình công cộng. Đặc biệt, người dân đã đóng góp trên 2.400 tỷ đồng để đầu tư xây dựng NTM.
Trong đó, có hộ đóng góp nhiều tỷ đồng, tiêu biểu như: hộ ông Ngô Quốc Hội (Mai Trung, Hiệp Hòa) ủng hộ 19,86 tỷ đồng xây dựng trường học, công trình công cộng; gia đình ông Hoàng Văn Châu (Xuân Lương, Yên Thế) hiến 2.000m2 đất mở rộng Trường Mầm Non và đường giao thông; gia đình ông Lê Minh Tuân (Đông Hưng, Lục Nam) hiến 6.500m2 đất lâm nghiệp và đóng góp trên 2 tỷ đồng làm công trình công cộng...
Tại Lục Ngạn, trong 10 năm triển khai XDNTM, huyện đã huy động được hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng từ nhân dân đạt trên 425 tỷ đồng. Số tiền này được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp gần 1,5 nghìn kilômét đường giao thông các loại; 768 công trình trường học; xây mới 73 nhà văn hóa xã, thôn... Phấn đấu đến hết năm 2019, huyện có 4 thôn đạt chuẩn NTM.
Trong khi đó, Lục Nam huy động được trên 1.173 tỷ đồng, người dân đóng góp hàng ngàn ngày công lao động xây dựng cơ sở hạ tầng, vệ sinh đường làng ngõ xóm, hiến trên 200.000m2 đất, phá dỡ trên 3.000m tường bao… . Đến nay, Lục Nam đã có 8 xã đạt chuẩn NTM.
Top đầu về XDNTM
Khi triển khai XDNTM, Bắc Giang chỉ đạt bình quân 7,2 tiêu chí/xã. Đến nay, tỉnh đã có 100 xã và 1 huyện đạt chuẩn NTM. Với kết quả này, Bắc Giang đứng top đầu khu vực miền núi phía Bắc về XDNTM. Dự kiến hết năm 2019, Bắc Giang có 114 xã và 2 huyện đạt chuẩn.
Trong các tiêu chí NTM, giao thông nông thôn được Bắc Giang xác định là khâu đột phá, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, tỉnh tập trung dành nhiều nguồn lực thực hiện. Kết quả, tỉnh đã cứng hóa được trên 6.934km đường giao thông nông thôn.
Điển hình như Lục Ngạn cứng hóa 1.464,5km, Lạng Giang 1.159,7km, Tân Yên trên 900km. Cơ chế hỗ trợ xi măng của Bắc Giang không chỉ phát huy được nội lực trong nhân dân bằng việc hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công mà còn tạo thành phong trào cứng hóa đường giao thông, từ đó đẩy nhanh tiến độ hoàn thành XDNTM ở các xã.
Từ việc cứng hóa, hàng nghìn kilômét đường giao thông được mở rộng từ 2,0-2,5m lên trên 3,5m; 100% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa. Đến nay, toàn tỉnh có 152 xã đạt tiêu chí giao thông.
Ông Dương Văn Thái cho biết, đến hết năm 2020, Bắc Giang phấn đấu có 3 huyện, 132 xã đạt chuẩn NTM. Trong đó, có 08 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,29%; thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/người...
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.