Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2021 | 16:13

Bắc Giang gỡ khó để kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả

Bắc Giang xác định, sẽ có các cơ chế, chính sách, hỗ trợ tiếp cận công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm, hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm mở rộng quy mô sản xuất của các HTX, góp phần đưa KTTT của địa phương ngày càng phát triển.

Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

Trong buổi làm việc với Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh Bắc Giang mới đây, huyện Hiệp Hòa cho biết, huyện có 180 HTX, trong đó có 99 HTX đang hoạt động, 02 HTX vừa mới thành lập, 78 HTX bị đóng mã số thuế và 01 HTX tạm ngừng hoạt động. Các HTX đang hoạt động có tổng vốn điều lệ là 145 tỷ đồng, doanh thu bình quân ước đạt 1,5 tỷ đồng/HTX, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 1 nghìn lao động với thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/thành viên/tháng.

Trong buổi làm việc với, các đại biểu và lãnh đạo Hợp tác xã (HTX) đã phân tích, chỉ ra những khó khăn trong chuyển đổi số, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khó khăn khi tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi có lãi suất thấp để hỗ trợ phát triển KTTT. Bên cạnh đó, đội ngũ lao động làm việc của nhiều HTX còn yếu, chưa được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quản lý kinh tế thị trường, chưa có ý thức cao trong việc chấp hành các quy định về quản lý, điều hành HTX.

 

 Ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thăm mô hình sản xuất dưa lưới của HTX Đồng Tâm 3, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa.

 

Để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế nói trên, Ban chỉ đạo phát triển KTTT huyện Hiệp Hòa kiến nghị, UBND các cấp tạo vùng quy hoạch đất và tiếp cận nhiều nguồn vốn cho các HTX mở rộng nhà xưởng, quy mô đầu tư sản xuất. Đồng thời đề nghị Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ nguồn vốn vay cho HTX để tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư công nghệ cho chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm…

Ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số HTX phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương; chưa thu hút được nguồn nhân lực tại chỗ tham gia lao động tại các HTX, sự liên kết giữa các HTX chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, không đảm bảo được tính bền vững; bản thân một số HTX còn thiếu năng động, lúng túng trong hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh... Vì vậy, khó bắt nhịp cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.

Tháo gỡ khó khăn

Trước những tồn tại, hạn chế và các ý kiến kiến nghị, đề xuất của địa phương, của các HTX, ông Tuấn đề nghị, Liên minh HTX tỉnh tiếp tục có những chính sách đầu tư, hỗ trợ các HTX đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng hoạt động. Việc phát triển HTX không nên quá chú trọng đến số lượng mà cần quan tâm đến chất lượng hoạt động của các HTX nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo hướng đi bền vững cho mô hình KTTT, tiến tới xóa bỏ dần mô hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

Tiếp tục quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các HTX, nhất là nguồn vốn vay từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ phát triển HTX thuộc Liên minh HTX tỉnh. Đồng thời, phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Giang tạo điều kiện cho HTX tiếp cận nguồn vay từ các ngân hàng thương mại.

Ông Tuấn khẳng định, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh có các cơ chế, chính sách, hỗ trợ tiếp cận công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm. Đồng thời tập trung hỗ trợ công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm mở rộng quy mô sản xuất của các HTX, góp phần đưa KTTT của địa phương ngày càng phát triển, tận dụng tối đa nguồn lao động nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế vùng nông thôn phát triển bền vững.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

Top