Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 15 tháng 12 năm 2020 | 23:16

Bắc Giang xây dựng kịch bản phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Để chủ động giám sát, phát hiện sớm, có biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020-2025 với nhiều kịch bản.

Theo đó, tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu trong giai đoạn 2020-2025, có từ 90% xã, phường, thị trấn trở lên không có bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP); Xây dựng thành công ít nhất 5 chuỗi sản xuất lợn, sản phẩm thịt lợn an toàn bệnh DTLCP, đáp ứng tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu lợn, sản phẩm thịt lợn.

Có 100% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn, 90% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và 80% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ áp dụng các biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

Để đạt được kết quả nói trên, Bắc Giang xác định triển khai công tác tuyên truyền, tập huấn Luật chăn nuôi và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Chăn nuôi. Tuyên truyền, tập huấn trên diện rộng với các nội dung, chăn nuôi lợn an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch bệnh, nguy cơ tái phát dịch bệnh đến từng đối tượng cụ thể.

 Trong Kế hoạch phòng chống bệnh DTLCP giai đoạn 2020-2025, Bắc Giang đưa ra nhiều kịch bản để ứng phó.

 

Tăng cường truyền thông về nguy cơ đối với sức khỏc cộng đồng, an toàn dịch bệnh, tác hại đối với nền kinh tế, ngành chăn nuôi do hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu lợn, sản phẩm lợn gây ra.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về giám sát, xử lý ổ dịch cho cán bộ làm công tác thú y tại địa phương.

Trong công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, Bắc Giang đưa ra 2 kịch bản. Kịch bản khi chưa có dịch. Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô vừa, lớn cần hướng dẫn thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt.

 Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và chăn nuôi nông hộ, thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh, trong đó có vi rút DTLCP, khuyến khích áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Định kỳ tổ chức vệ sinh, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán và giết mổ lợn bằng hóa chất khử trùng tiêu chuẩn dùng trong thú y hoặc vôi bột (có độ pH >12); vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.

Kịch bản khi xảy ra dịch. Tại ổ dịch (xã, phường có dịch) và vùng bị dịch uy hiếp (các xã, phường tiếp giáp với ổ dịch) cần thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên: 03 lần/tuần trong 2 tuần tiếp theo.

Ở vùng đệm (các xã, phường tiếp giáp với vùng bị dịch uy hiếp) thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 01 lần/tuần liên tục cho đến khi kết thúc ổ dịch.

Đối với giám sát dịch bệnh, cơ quan chuyên môn chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút DTLCP tại cơ sở chăn nuôi tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Chủ cơ sở nuôi lợn, thú y cơ sở chủ động theo dõi, giám sát đàn lợn. Trường hợp phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì báo cơ quan thú y địa phương; cơ quan thú y thực hiện việc lấy mẫu để xét nghiệm bệnh DTLCP trước khi xử lý tiểu huy quy định.

Đối với kiểm soát vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn, trong trường hợp không có bệnh DTLCP cần thực hiện một số giải pháp như: tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn tại nơi xuất phát; vệ sinh, phun thuốc sát trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển; vệ sinh, sát trùng người tham gia vận chuyển; tổ chức lấy mẫu đối với các trường hợp lợn nghi mặc bệnh, sản phẩm lợn nghi mang mầm bệnh để kịp thời phát hiện, xử lý triệt bảo đảm không làm lây lan dịch bênh.

Duy trì Đoàn kiểm tra liên ngành cơ động phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh kiểm tra thường xuyên việc lưu thông lợn và các sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn tỉnh. Tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật đối với tất cả các lô hàng lợn, sản phẩm lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc bị bắt giữ.

Trong trường hợp có bệnh DTLCP. Với lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng, dãy chuồng có lợn mắc bệnh, lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP thì được vận chuyển để tiêu thụ tại địa bàn cập huyện.

Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh, lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP được vận chuyển để nuôi hoặc tiêu thụ thuộc địa bàn cập tỉnh.

Đối với cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định của Luật thú y và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đổi với cơ sở giết mổ động vật tập trung. Bồ trí cán bộ thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

Cơ sở giết mổ phải được thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo quy định. Thịt lợn và sản phẩm từ lợn sau khi giết mổ phải vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển lạnh chuyên dụng đáp ứng theo quy định khi đi tiêu thụ.

Tổng kinh phí cho công tác phòng chống bệnh DTLCP giai đoạn 2020-2025 là 5.448.000.000 đồng. Trong đó, kinh phí thực hiện năm 2021 là 1.089.600.000 đồng.

UBND tỉnh Bắc Giang giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống DTLCP trên địa bàn; tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp tỉnh theo quy định.

Là đầu mối chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh. Tham mưu kiểm tra, giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện, xã…

Ông Lê Văn Dương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang, cho biết, hiện tổng đàn lợn của tỉnh tương đối lớn đạt trên 1 triệu con. Do vậy, để đảm bảo tiếp tục tăng trưởng và duy trì không bị dịch bệnh cơ quan chuyên môn thường xuyên tham mưu cho tỉnh, trọng tâm là trú trọng công tác tuyên truyền cho các hộ nuôi thực hiện tốt an toàn sinh học. Định hướng hộ chăn nuôi theo chuỗi khép kiến, đặc biệt là các chuỗi liên kết làm sao có sự tham gia của doanh nghiệp có đủ kiến thức, chuyên môn về phòng chống dịch an toàn. Đặc biệt, tỉnh yêu cầu cơ quan chuyên môn thực hiện triệt để Kế hoạch phòng chống DTLCP giai đoạn 2020-2025 mà  tỉnh đã ban hành.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top