Để phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức cho các đơn vị vùng ĐBSH, tham quan mô hình thành công tại Bắc Ninh.
Ngày 28/11, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đã tổ chức cho các địa phương 5 tình vùng Đồng bằng sông Hồng: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh tham quan Trang trại chăn nuôi lợn nái quy mô 1.200 con, tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triển chăn nuôi lợn Dabaco ở T.p Bắc Ninh.
Các đoàn khách dừng ở cổng Công ty Dabaco, nghe ông Toản chia sẻ nuôi lợn an toàn sinh học.
Tuy nhiên, do tính chất nguy hiểm của việc đảm bảo an toàn cho đàn lợn vào lúc này rất cao, nên các đoàn khách phải đứng ở ngoài cổng để nghe ông Nguyễn Đức Toản, Giám đốc kỹ thuật lợn, Công ty Dabaco, chia sẻ về quy trình nghiêm ngặt của việc đảm bảo an toàn cho đàn lợn, kể từ khi xuất hiện dịch đến nay.
Đây cũng chính là quy trình nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học, được Công ty thực hiện, kể từ khi có dịch đến nay. Theo đó, trước khi vào trang trại, các đoàn khách và phương tiện qua lại, phải qua 3 lần khử trùng, mỗi lần cách nhau 30 phút.
Về cách đảm bảo an toàn dịch tuyệt đối của Công ty, được thực hiện nghiêm ngặt, kể từ khi dịch mới vào đến Trung Quốc, chưa sang tới Việt Nam. Ngay từ thời điểm này, Dabaco đã đào tạo công nhân chăm sóc lợn theo hướng an toàn sinh học.
Đó là, 4 nội dung đặc biệt quan trọng, cần phải tuân thủ tuyệt đối như: Tuyên truyền cho công nhân hiểu rõ sự nguy hiểm của vi rút dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) như: có sức sống dai dẳng trong môi trường; kháng hầu hết các loại vi trùng; muốn tiêu diệt được chúng phải có thời gian, và trong nhiệt độ cao, trên 70 độ C mới chết.
Đặc biệt, tuyên truyền cho họ hiểu rõ sự lây lan của vi rút DTLCP, do con người tiếp xúc với thịt lợn bệnh, nguy cơ này vào trang trại rất nhanh. Hoặc, xe vận chuyển lợn loại, lợn xuất bán, hoặc từ những nơi mình không kiểm soát được.
Tuy nhiên, nguy cơ số 1 vẫn là qua vận chuyển, vì vậy, quy trình sát trùng của Công ty thực hiện lần 1: cách trang trại 1 km, chờ 30 phút sau, mới vào tiếp lần 2, cứ như vậy, sau 30 phút nữa mới qua được cổng (lần 3), quá trình vào đến trang trại mất 1,5h.
Mặt khác, nguồn xuất bán lợn của Công ty cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao, vì vậy, thanh toán tiền phải chuyển khoản. Muốn vào trại, phải cách ly 2 ngày ở ngoài mới được vào.
Các dụng cụ, vật tư đem vào trại, như quần áo, bóng đèn, phải chiếu qua tia UV; hoặc, mua gạo về cũng phải chiếu xạ 15 phút, nồng độ sát trùng 100%.
Mặt khác, để ngăn chó, mèo, chuột vào trại, phải lấy tôn để ngăn. Ngoài ra, còn những nguồn lây khó phát hiện như: ruồi hút máu mầm bệnh chết trong cám, lợn ăn phải cũng mắc bệnh (người châu Âu không hiểu được lý do này). Hoặc, ngoài đường có lợn chết, ruồi đậu vào, lợn ăn phải cũng bị ngay.
“Có muôn nẻo đường để dẫn đến dịch tả lợn châu Phi, do vậy, Công ty phải phun thuốc ruồi muỗi 1lần/ngày; phun phòng dịch 4 lần/ngày, tất cả các quy trình này đều được Công ty tuân thủ nghiệm ngặt, kể từ khi có DTLCP đến nay.
Hiện, nếu bà con muốn tái đàn, phải dọn vệ sinh chuồng sạch sẽ, chuồng phải kín, và phải phơi chuồng 21 ngày, sau đó lấy tăm bông thấm vào nền chuồng, đem đi Test nhanh, nếu thấy âm tính mới nuôi trở lại được. Ở Trung Quốc, người dân chờ 1 năm mới tái đàn”- ông Toản chia sẻ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…