Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 4 năm 2019 | 12:54

Bàn giải pháp giúp nông dân tiêu thụ nông sản

Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”.

sản-xuất-rau-an-toàn-tại-xã-tích-giang-huyện-phúc-thọ-hà-nội.jpg
Sản xuất rau an toàn tại xã Tích Giang (Phúc Thọ - Hà Nội). Ảnh: HNM

Để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống cho người nông dân, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”.

Hơn 1000 chuỗi nông sản an toàn

TS. Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho biết, liên kết theo chuỗi giá trị là giải pháp hữu hiệu giải quyết tình trạng “được mùa, mất giá”, thúc đẩy sản xuất - tiêu thụ sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Liên kết mang lại hiệu quả rõ nét đối với nông dân, doanh nghiệp tham gia. Khi liên kết được thiết lập sẽ tạo ra cầu nối hỗ trợ lẫn nhau và chia sẻ rủi ro giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản.

Tính đến hết năm 2018, cả nước có  1.028 chuỗi nông sản an toàn (với 1.407 sản phẩm và 3.162 điểm bán) được xác nhận; 7.015 xã (chiếm 78,5% tổng số xã) có mô hình liên kết hiệu quả trong nông nghiệp, đạt tiêu chí số 13 về xã nông thôn mới.

Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, hiện trên địa bàn thành phố đã và đang duy trì, phát triển 121 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản. Trong đó có 52 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật, 69 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Bên cạnh đó, thành phố thí điểm cấp 11 giấy xác nhận cho 11 cơ sở của 15 chuỗi rau, thịt với 19 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn.

Tháo gỡ đầu ra cho nông sản

Chia sẻ về giải pháp tháo gỡ đầu ra cho nông sản, Phó chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Vũ Thị Hậu cho hay, sản phẩm nông nghiệp hiện nay có thể tiêu thụ qua 2 kênh.

Thứ nhất, đưa nông sản vào sàn nông sản tại địa chỉ 489 Hoàng Quốc Việt, tại đây sàn sẽ cập nhật thông tin sản phẩm và thông tin của nhà sản xuất, đặc biệt là nhu cầu mong muốn của nông dân, nhà sản xuất muốn hướng tới đối tượng khách hàng, thị trường nào.

Thứ hai, nông dân, hợp tác xã cần liên kết với doanh nghiệp đưa vào các kênh bếp ăn nhà và bếp ăn tập thể. Do đó, sản phẩm sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá thành sản xuất thấp nhất, bởi giá thành sản xuất thấp thì giá trị gia tăng sản phẩm sẽ cao hơn.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương khẳng định, nhằm hỗ trợ tối đa cho nông dân phát triển sản xuất, thời gian qua, thông qua nguồn vốn Quỹ Khuyến nông thành phố, Trung tâm đã giải ngân kịp thời cho các hộ nông dân, chủ trang trại có nhu cầu vay vốn.

Hiện, mức vay vốn Quỹ Khuyến nông tối đa là 500 triệu đồng/hộ/phương án sản xuất, đây là quy chế quản lý Quỹ Khuyến nông thành phố từ năm 2007 nên bộc lộ nhiều bất cập, chưa phù hợp với tình hình sản xuất nông nghiệp hiện đại. Do đó, Trung tâm đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đề xuất với UBND TP. Hà Nội để sớm thay đổi quy chế quản lý Quỹ khuyến nông, trong đó có đề xuất nâng mức vay và kéo dài thời hạn vay. 

 

 

 

Ánh Ngọc
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top