Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 5 tháng 4 năm 2018 | 7:57

Bàn giải pháp xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

Sáng 5/4/2018, tại TP. Ninh Bình (Ninh Bình), diễn ra Hội nghị BCH Trung ương Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam lần thứ 5, khóa VI nhiệm kỳ 2014-2019.

Tham dự hội nghị có trên 90/120 ủy viên BCH T.Ư Hội. GS.TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch  HLV Việt Nam, chủ trì và chỉ đạo hội nghị.

2.jpg
Chủ tịch Ngô Thế Dân phát biểu khai mạc hội nghị.
 

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Ngô Thế Dân nhấn mạnh, kinh tế vườn đã được khẳng định về vị trí, vai trò, được xác định là một trong 3 mũi trọng yếu của ngành nông nghiệp thời gian tới; đa số người dân ở nông thôn vẫn coi kinh tế vườn là thu nhập chính của gia đình.

Mặc dù có nhiều thành tựu đóng góp quan trọng vào nền nông nghiệp nước nhà, tuy nhiên, hoạt động Hội ở các địa phương không đồng đều, có tỉnh Hội hầu như không hoạt động, có tỉnh Hội qua nhiều năm không tổ chức được Đại hội đã phải giải thể.

Nguồn lực cho các hoạt động lâu dài của các tổ chức Hội về cơ bản vẫn gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết các hội không thu được hội phí, hỗ trợ từ ngân sách ngày càng hạn hẹp.

Chủ tịch mong muốn, các đại biểu tham dự hội nghị sẽ đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để Hội vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội để phát triển, xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh, thúc đẩy kinh tế VAC ngày càng phát triển.

4.jpg
TS. Bùi Sỹ Tiếu, Phó chủ tịch HLV Việt Nam Báo cáo tình hình hoạt động của Hội năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.
 

Báo cáo tình hình hoạt động của Hội năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018, TS. Bùi Sỹ Tiếu, Phó chủ tịch HLV Việt Nam nêu rõ: Vượt lên tất cả khó khăn về thời tiết và thị trường, năm 2017, ngành nông nghiệp đã hoàn thành các chỉ tiêu, đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã cán mức 3,6 tỷ USD, vượt xa các ngành hàng chủ lực khác. Năm 2017 cũng đánh dấu một bước tiến về nhận thức của nông dân về liên kết theo chuỗi để nâng cao giá trị của các sản phẩm nông sản. Nhiều mô hình phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực sản xuất VAC hoạt động khá hiệu quả. Đặc biệt, xuất hiện nhiều doanh nghiệp chọn sản xuất VAC theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính.

Trong năm 2017, có 7 tỉnh hội và 1 thị trấn tiến hành Đại hội hết nhiệm kỳ là Vĩnh Phúc, Long An, Hưng Yên, TP.HCM, Hà Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa và thị trấn Yên Bình (Yên Bái). Các đại hội được tổ chức trang trọng và được chính quyền các địa phương quan tâm, tạo điều kiện. Tuy nhiên, hiện nay còn một số hội đã hết nhiệm kỳ nhưng do khó khăn về kinh phí hoặc chưa được UBND tỉnh chấp thuận nên chưa tiến hành Đại hội như: Tuyên Quang, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Kon Tum, Lâm Đồng....

Số hội viên kết nạp trong năm 2017 tăng thêm 9.159 hội viên mới. Điểm mới là tổ chức Hội ở các cấp thu hút ngày càng  nhiều chủ trang trại, doanh nghiệp tham gia làm hội viên, ủy viên Ban chấp hành. Điển hình là Hội Làm vườn TP. Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Trà Vinh, Đồng Tháp...

Năm 2017, các Hội đã phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan cho 513,6 nghìn người, tăng 10% so với bình quân năm trước. Trong năm qua, HLV Việt Nam cũng đã phối hợp với HLV các địa phương tổ chức khảo sát tại 5 tỉnh Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ và Hà Nội để chuẩn bị xây dựng Dự án xây dựng vườn mẫu trong chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng NTM. 

Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội thảo về nhãn chín muộn tại Hưng Yên và diễn đàn Khuyến nông@  tại Mộc Châu. Phối hợp với HLV Lào Cai tổ chức Hội thảo Câu lạc bộ trang trại các tỉnh miền núi phía Bắc kết hợp tham quan giới thiệu mô hình các trang trại làm ăn có hiệu quả.

Phối hợp với Trung tâm Kinh Bắc triển khai Dự án “Xây dựng mô hình VACB kết hợp với bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm”. Ngoài các dự án do cán bộ văn phòng trực tiếp làm còn phối hợp với Trung tâm Kinh Bắc triển khai một số hợp phần của Dự án “Xây dựng Mô hình VACB kết hợp với bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm”.

Các đơn vị trực thuộc Hội cũng đã có một năm hoạt động sôi nổi, hiệu quả.

5.jpg
6.jpg
1.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị.
 

Căn cứ vào các nhiệm vụ được Đại hội HLV Việt Nam lần thứ VI đề ra và chủ trương phát triển ngành nông nghiệp hiện nay, BCH HLV Việt Nam xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới:

 Tiếp tục triển khai phong trào làm kinh tế VAC thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và giúp nông dân làm giàu. Để thực hiện mục tiêu trên, nội dung hoạt động trọng tâm của những năm tới tiếp tục cuộc vận động cải tạo vườn tạp, tuyên truyền hướng dẫn hội viên sản xuất theo quy trình GAP, nông nghiệp hữu cơ để tạo ra sản phẩm VAC chất lượng cao, an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Trong quá trình vận động phát triển kinh tế VAC, tổ chức Hội các cấp không chỉ là hướng dẫn nông dân, hội viên phát triển sản xuất tốt, mà phải cùng nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm, hướng nông dân kết nối với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm, kết nối nông dân với nông dân, kết nối nông dân vào các HTX, Tổ hợp tác  chuyên cây, chuyên con để áp dụng thống nhất quy trình sản xuất chế biến, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đồng đều, VSATTP, có khối lượng sản phẩm hàng hóa tập trung, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún.

Tăng cường củng cố tổ chức Hội các cấp, phát triển thêm hội viên là các chủ trang trại, HTX, tổ hợp tác, hội quán và các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ tham gia vào tổ chức hội nhằm mục tiêu sản xuất theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Tích cực tìm kiếm thêm và triển khai tốt các dự án, đề tài, các chương trình huấn luyện, đào tạo dạy nghề để có nguồn lực và đóng góp cụ thể, thiết thực vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Làm VAC giỏi”, xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả trong phong trào quần chúng, tổ chức tổng kết và nhân rộng mô hình hợp tác theo hướng gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. 

Hội nghị đã giới thiệu và bầu bổ sung 4 đồng chí vào BCH khóa VI:  Trần Kim Khoán (Phó giám đốc kỹ thuật Tổng công ty Sông Giang khu vực miền Bắc), Nguyễn Tiến Hưng (Giám đốc Công ty Thực phẩm sạch Biggreen), Nguyễn Văn Tự (Chủ tịch HLV Hà Giang), Lê Văn Thơm (Phó tổng biên tập Báo Kinh tế nông thôn).

Đồng thời biểu quyết để 9 đồng chí không tham gia BCH khóa VI, gồm: Hoàng Quyền, Nguyễn Tiến Khoát, Phùng Quốc Quảng, Giáp Văn Hạnh, Trần Văn Hết, Trần Văn Long, Lưu Văn Quảng, Lưu Thoại Ngọc Đông, Nguyễn Tiến Chương.

Kết thúc hội nghị, Chủ tịch Ngô Thế Dân nhấn mạnh, chưa bao giờ HLV có cơ hội phát triển như hiện nay, khi kim ngạch xuất khẩu rau quả đang tăng nhanh, năm nay phấn đấu đạt 5 tỷ USD/20 tỷ USD của ngành trồng trọt. Nhiều gia đình ở các địa phương, nhất là ở các tỉnh miền núi, đã đổi đời nhờ phát triển kinh tế vườn. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Hội đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, phát triển cây ăn quả ở vùng có lợi thế, vùng có thể cải tạo làm vườn. Bộ đang khuyến khích phát triển thủy sản, rau quả, lúa gạo. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ quan tâm, chỉ đạo, xem xét đưa vườn mẫu vào tiêu chí XDNTM.

Hội đã nối lại được các chương trình hợp tác quốc tế, trong đó có dự án do EU tài trợ lâu dài cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Hội là tổ chức tự nguyện, gặp khó khăn về tài chính. Các địa phương đang sắp xếp tổ chức, có tổ chức Hội bị giải thể. Việc này ảnh hưởng đến hoạt động của Hội.

Hướng tới, các tỉnh, thành Hội nên học tập kinh nghiệm của Đồng Tháp trong lựa chọn thực hiện dự án không trùng với ngành Nông nghiệp, được nhà nước giao thực hiện, tạo nguồn thu để hoạt động. HLV Bắc Ninh và Thanh Hóa cũng thực hiện khá tốt việc này.

Dù khó khăn, Hội vẫn duy trì họp BCH, để các đồng chí có kinh nghiệm, học tập cách làm, để triển khai hoạt động ở địa phương mình, góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng phát triển, thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế VAC, phát triển kinh tế địa phương và thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với XDNTM.

Tại hội nghị, Phó chủ tịch HLV Việt Nam Nguyễn Quốc Tuấn đã công bố quyết định trao Kỷ niệm chương cho 4 đồng chí: Nguyễn Văn Miền (Chủ tịch HLV Ninh Bình), Nguyễn Tiến Hưng (Giám đốc Công ty Thực phẩm sạch Biggreen), Lê Quang Đôn (Chủ tịch HLV Tuyên Quang), Trần Kim Khoán (Phó giám đốc kỹ thuật Tổng công ty Sông Giang khu vực miền Bắc); Tặng cờ thi đua cho Báo Kinh tế nông thôn, tặng Bằng khen cho các đồng chí Nguyễn Anh Tuấn (Tổng biên tập), đồng chí Lê Văn Thơm và đồng chí Trần Nho Đức (Phó tổng biên tập).

 

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top