Liên quan đến vụ sát nhập bến phà trên sông Hậu đoạn từ huyện Kế Sách (Sóc Trăng) qua huyện Cầu Kè (Trà Vinh) mà báo Kinh tế nông thôn đã phản ánh, cho đến giữa tháng 2/2016, vụ việc vẫn chưa được giải quyết khiến cho người khai thác bến phía Sóc Trăng gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, bến không được cấp phép vẫn hoạt động bình thường ngay trước “mũi” cơ quan chức năng.
Bến không phép vẫn hoạt động trước "mũi "cơ quan chức năng
Như đã phản ánh, năm 2005, ông Hứa Văn Lến (ngụ tại xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách), người khai thác bến phà khách ngang sông Hậu từ huyện Kế Sách sang huyện Cầu Kè và ông Ngô Văn Chót (ngụ tại huyện Cầu Kè) cùng nhau đầu tư khai thác việc đưa khách từ Sóc Trăng sang Trà Vinh và ngược lại, được UBND huyện Kế Sách và UBND huyện Cầu Kè cấp giấy phép.
Theo thỏa thuận, ông Chót chịu trách nhiệm đầu tư và làm chủ sở hữu bến bờ Cầu Kè, ông Lến chịu bến bờ Kế Sách, hoạt động theo hình thức đối lưu.
Giữa tháng 4/2011, hợp đồng thuê bến của mình chấm dứt, chủ đất không cho thuê nên ông Lến đã thuê đất của một người dân khác cách bến cũ khoảng 50m mở bến mới và được cấp giấy phép.
Tuy nhiên, sau đó, ông Chót lại thuê được đất nơi bến cũ và cũng được UBND huyện Kế Sách cấp phép. Việc cấp phép mở bến cho ông Chót bị người dân phản ứng vì gây khó khăn cho người dân và cho ông Lến. Vì vậy, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Sóc Trăng đã khảo sát và có Công văn gửi UBND huyện Kế Sách với nội dung: “Đề nghị UBND huyện Kế Sách chỉ đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện cần nghiên cứu trong việc tổ chức quản lý hoạt động bến khách ngang sông Trà Ếch - Đường Đức theo hướng hợp nhất hai bến nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tạo thuận lợi cho hành khách qua lại”.
Ngày 21/5/2014, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kế Sách đã làm việc với ông Ngô Văn Chót và ông Hứa Văn Lến để triển khai ý kiến của Sở GTVT Sóc Trăng và UBND huyện Kế Sách, theo đó “thống nhất mở một bến tại vị trí bến do ông Hứa Văn Lến đầu tư xây dựng để quản lý cho tốt”. Đồng thời, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kế Sách cũng tham mưu cho UBND huyện không cấp phép mở bến cho ông Ngô Văn Chót ở phía bờ Sóc Trăng. Thế nhưng, việc hợp nhất bến vẫn không thành do ông Ngô Văn Chót không đồng ý.
Dù không có giấy phép mở bến nhưng ông Chót vẫn đưa phương tiện của mình hoạt động bình thường. Điều kỳ lạ là, ông Chót không bị cơ quan chức năng nhắc nhở.
Cảnh sát có mặt tại bến không phép nhưng tàu chở đầy khách của ông Chót vẫn vô tư cập bến
Ngày 09/2/2016 (mùng 2 tết Bính Thân), có mặt tại bến phà của ông Chót, chúng tôi ghi nhận phương tiện của ông Chót vẫn hoạt động bình thường. Điều đáng nói, lúc đó có 3 cán bộ chiến sĩ của lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy đến làm việc với một cô gái (nghe nói là con dâu ông Chót) ngay trong quán giải khát cạnh bến phà, còn dưới sông, phương tiện đưa khách vẫn vô tư hoạt động.
Dư luận đặt câu hỏi: Vì sao bến của ông Ngô Văn Chót vẫn hoạt động dù chưa được cấp phép?
Xuân Huỳnh
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.