Tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa huyện miền núi Thường Xuân, bắt đầu từ 18h ngày 7/7 đến khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 của nhân viên y tế và người có liên quan.
Ông Đầu Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, vừa yêu cầu tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân đến khám và điều trị, trừ trường hợp cấp cứu, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân. Đây là nơi bệnh nhân 22742 đến điều trị và phát hiện mắc Covid-19.
Ngay sau đó , Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân, nơi tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân đã tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ bệnh viện và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các nhân viên y tế và những người tiếp xúc với bệnh nhân 22742.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Thường Xuân đánh giá kỹ yếu tố nguy cơ, đưa ra quyết định về việc tiếp nhận bệnh nhân trở lại điều trị khi đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa cho biết, sáng 7/7 ghi nhận một ca dương tính với SARS-CoV-2 tại huyện Thường Xuân, sau khi bệnh nhân này bị tai nạn giao thông được đưa tới bệnh viện điều trị, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính.
Bệnh nhân là nữ , 46 tuổi, trú tại xã biên giới Bát Mọt, huyện Thường Xuân, công nhân Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Sơn Thắng, tỉnh Bắc Ninh.
Trước khi về quê xã Bát Mọt, nữ công nhân làm việc và trọ tại lán công trình ở Trường cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, đường Bình Than, TP. Bắc Ninh cùng với 6 người quê Thanh Hóa, trong đó có 3 người ở Thường Xuân và 3 người ở huyện Bá Thước. Hiện 3 người cùng quê với bệnh nhân đã về địa phương, còn 3 người chưa về Thanh Hóa.
Đến chiều cùng ngày, cơ quan chức năng đã truy vết được 25 trường hợp F1,16 F2. Các trường hợp F1 đã được đưa đi cách ly tập trung. Cho đến nay cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục truy vết các trường hợp liên quan của bệnh nhân 22742.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.