Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 23 tháng 11 năm 2020 | 15:51

Bị chậm trễ giao bản án, người đàn ông kêu cứu

Phiên toà sơ thẩm tuyên án đã gần hai tháng, nhưng đến nay toà án vẫn chưa giao bản án cho bị đơn.

Vào ngày 29/9/2020, toà án TP.HCM đã xét xử phiên tòa sơ thẩm vụ tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất giữa bị đơn là ông Ngô Văn Út (sinh năm 1958, thường trú ở số 82 đường số 19, tổ 3, ấp Tân Lập, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM) và nguyên đơn là bà Trần Thị Ngọc Quí.

Trong phiên toà sơ thẩm tuyên án, ông Út đã bị ngất xỉu trong khuôn viên toà án nên ông Út không biết nội dụng buổi tuyên án là gì.

Vài ngày sau đó, ông Út có nộp đơn xin vắng mặt do bị ngất trong ngày tuyên án qua đường bưu điện, đồng thời cũng như gửi đơn trực tiếp cho thư ký toà tên Sang thì được ông Sang thông báo ông Út đã bị xử thua nên đề nghị ông Út làm đơn kháng cáo.

Theo ông Út, vì sợ hết hiệu lực của việc kháng cáo vì chậm trễ gửi đơn, nên khi làm đơn kháng cáo chỉ biết ghi "không đồng ý với toàn bộ bản án vì cho đến ngày 11/11/2020 bản thân tôi vẫn chưa nhận được bản án".

Cũng theo người đàn ông này, từ trước khi chưa diễn ra phiên toà sơ thẩm, thì việc liên lạc của ông Út với thư ký Sang rất chặt chẽ và liên tục mọi lúc mọi nơi. Nhưng sau khi ngày tuyên án 29/9/2020, thì ông Út... lạc mất ông Sang.

"Tôi muốn làm việc trực tiếp với ông Sang cũng như liên hệ qua điện thoại đều không được, dẫn đến việc tôi phải thường xuyên chạy lên toà để tìm hiểu cũng như trông đợi thông tin về bản án, nhưng chỉ có thể làm việc qua bảo vệ toà án, nhân viên phòng tiếp dân... Tất cả đều nói miệng là chờ đợi mặc dù tôi có đề nghị trả lời bằng văn vản nhưng họ từ chối vì hồ sơ này do thẩm phán tên Nguyễn Thị Thanh Mai và thư ký Sang thụ lý giải quyết", ông Út kể lại.

Được biết, mới đây nhất, vào sáng 11/11/2020, ông Út có đến tòa để tìm hiểu thông tin về bản án nhưng vẫn không có ai trả lời thông tin xác thực cho người đàn ông này. "Một lần nữa, nhân viên tiếp dân hướng dẫn tôi đến văn phòng toà để được hướng dẫn làm đơn khiếu nại về bản án chậm trễ cũng như việc mất liên lạc với thư ký Sang nhưng tôi... bó tay. Vì không có cách nào để liên hệ được với ông Sang cả", ông Út than vãn.

Vì lẽ đó, ông Út đã làm đơn mong được toà án TP.HCM xem xét và trả lời bằng văn bản lý do về việc chậm trễ ra bản án. Bởi vì sự việc này khiến ông Út rất lo sợ sẽ bị mất căn nhà đang tranh chấp.

Chia sẻ thêm với nhóm phóng viên, ông Út cho biết: "Việc xét xử ép tôi thua kiện là không công bằng. Thẩm phán công nhận cho nguyên đơn là bà Quí lấy căn nhà của tôi là sai trái hoàn toàn vì tôi không biết bà Quí là ai cũng như chưa từng ký giấy mua bán nhà và đất với bà Quí, vì sợ mất nhà nên ông Út đồng ý trả cho bà Loan 550 triệu trong khi đó lúc đầu vợ ông Út là bà Lê chỉ vay mượn có 100 triệu thôi”.

hinh-nha-ong-ut-01.jpg
Căn nhà số 82 đường số 19, tổ 3, ấp Tân Lập, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM

 

Vì đâu nên nỗi?

Sở dĩ có phiên toà xét xử tranh chấp giữa bà Quí và ông Út là vì bắt nguồn từ việc bà Quí có thoả thuận mua bán nhà đất không rõ ràng với bà Lê Thị Cẩm Loan, địa chỉ ở Ấp Tân Tiến, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM. Nhà đất trong giao dịch giữa bà Quí và bà Loan là căn nhà mà ông Út... đang ở. 

Theo đó, năm 2006, ông Út có mua đất của ông Trương Văn Bảo (đã chết). Tuy nhiên do đất này có chiều ngang hẹp, chỉ 3m nên không tách thửa được. Khi đó, ông Bảo phải làm thủ tục sang tặng cho vợ ông Ngô Văn Út  là bà Trương Kim Lê đứng tên trong quyền sử dụng đất. Khi gia đình khá giả hơn, hai vợ chồng ông Út và bà Lê đã xây dựng nhà khang trang, và sinh sống liên tục, ổn định từ đó đến nay (2006 -2020). 

hinh-nha-ong-ut-04.jpg
Ông Út, bà Lê đang trình bày với P.V sự việc tại căn nhà số 82 đường 19

Nhưng bất ngờ vào năm 2014, bà Lê đã giấu chồng đi cầm nhà đất cho bà Loan, để vay số tiền 100 triệu đồng với lãi suất 20 triệu mỗi tháng (cam kết là thế chấp quyền sử dụng đất, bà Loan liên kết với phòng công chứng lập hồ sơ là sang nhượng nhưng ba Lê không biết) thời gian đầu do làm ăn được nên bà Lê vẫn trả lãi đầy đủ cho bà Loan. Do tiền lãi hàng tháng quá cao nên bà Lê không còn khả năng chi trả.

Đồng ý thương lượng rồi bất ngờ... bán cho người khác dẫn đến tranh chấp

Ông Út cũng kiến nghị: "Tôi yêu cầu hủy hợp đồng quyền sử dụng đất như ngày 02/6/2017 được công chứng tại Văn phòng công chứng Củ Chi, có số công chứng 019469 quyển số 02/TPCC-SCC/HDGD 02/06/2017 giữa bà Loan và bà Quí. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có số GCNQSDĐ:CS 08519 đó Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM cấp cho bà Quí vào ngày 25/9/2017".

"Hơn hết, tôi mong muốn toà án TP.HCM trả lời bằng văn bản lý do về việc chậm trễ ra bản án phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp giữa bà Quí và tôi. Bởi vì sự việc này đang khiến tôi rất lo sợ sẽ bị mất căn nhà đang tranh chấp", ông Út tâm sự. 

Nhóm phóng viên sẽ tiếp tục theo dõi sự việc để chuyển tải đến bạn đọc trong các bài viết sau.

 

 

Trường Sơn - Vinh Hiển
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top