"Tôi nghe âm thanh karaoke hàng ngày, cả đêm lẫn ngày mà giờ ù tai luôn, có triệu chứng bị điếc luôn. Ớn quá. Tôi chỉ muốn dẹp các quán karaoke đó", ông K., người dân có nhà gần điểm karaoke Bảo Hân ngán ngẩm.
THÂU ĐÊM SUỐT SÁNG
Không những ông K, mà hàng chục người dân nhà ở đường Trần Đại Nghĩa cũng bức xúc tương tự. Vì suốt ngày họ bị hành hạ bởi những âm thanh của các quán karaoke trên tuyến đường này.
Và cũng chẳng phải có mỗi quán Bảo Hân (ở địa chỉ B4/21 đường Trần Đại Nghĩa, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP. HCM), phía gần đó, quán karaoke BEN (ở địa chỉ B4/23B Trần Đại Nghĩa) cũng hoạt động hết công suất mỗi ngày khiến người dân... kinh hoàng.
"Ngày nào cũng bị tra tấn bởi những âm thanh chát chúa. Ồn ào lắm. Cuộc sống của chúng tôi đã bị xáo trộn rất nhiều vì những quán karaoke ấy gây ra. Nhưng khó hiểu là vì sao chính quyền địa phương lại im lặng, làm ngơ, để các quán hoạt động thường xuyên. Để rồi người dân chúng tôi gánh đủ những hệ lụy", ông V, nhà ở gần quán karaoke Bảo Hân, nói.
Em Huỳnh Thanh Hiền, học sinh lớp 11, cho biết, có những khi thức khuya để học bài, khoảng 12 giờ, nhưng vì âm thanh từ các quán karaoke ồn quá, không thể học được. Nên ngủ để sáng sớm dậy học bài. "Nào ngờ, quán hoạt động tới 3, 4 giờ. Sáng sớm mà âm thanh đùng đùng, chát chúa. Em chỉ mong chính quyền ở xã có biện pháp ngăn chặn để người dân được sống trong bình yên, yên ổn".
Nhóm phóng viên đã nhiều đêm đi thực tế để ghi nhận tình trạng các quán karaoke trên đường Trần Đại Nghĩa. Theo đó, chúng tôi đã khi nhận tình trạng hát karaoke gây ồn ào sau 22 giờ là có thật. Thậm chí, nhiều khi đi ngoài đường cũng nghe rõ những âm thanh hãi hùng. Có cả trường hợp đi xe ngoài đường, bỗng giật mình vì những âm thanh karaoke quá công suất.
Mặc dù vậy, chúng tôi chưa từng thấy các lực lượng chức năng có mặt để khuyến cáo giải tán, trả lại sự yên tĩnh cho người xung quanh.
"Hết ngày này qua tháng nọ, hết năm này qua năm kia, chúng tôi bị tra khảo bởi những tiếng ồn karaoke như vậy đó. Khổ lắm", bà M, nhà trên đường Trần Đại Nghĩa, than vãn.
Qua khảo sát của nhóm phóng viên, cả 10/10 ý kiến người dân đều cho biết rất mong lãnh đạo xã Tân Kiên phải có biện pháp xử lý để thực trạng karaoke gây phiền nhiễu cuộc sống người dân không còn.
LẤN CHIẾM LÒNG LỀ ĐƯỜNG
Không chỉ khiến ồn ào khu dân cư, các quán karaoke nói trên còn thường xuyên để xe của khách sai quy định, lấn chiếm vỉa hè. Trong những thước phim của phóng viên, chúng tôi đã ghi lại vô số hình ảnh nhân viên các quán karaoke chiếm dụng lề đường để làm chỗ để xe như thế.
Áp theo quy định Điều 12 khoản 4, điểm c; khoản 5 điểm g; khoản 6; khoản 7 điểm a, khoản 9 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, thì dễ nhận ra, các quán bị xử phạt vì hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Tuy nhiên, theo tiết lộ của nhân viên bảo vệ quán karaoke BEN, họ chưa từng bị phạt.
Trở lại chuyện người dân phản ánh các quán karaoke gây tiếng ồn, có thể khẳng định những cơ sở này đã có hành vi kinh doanh karaoke gây ra tiếng ồn lớn, vượt quá giới hạn cho phép tại khu dân cư cũng có thể bị xử phạt theo Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, xã Tân Kiên cũng chưa từng kiểm tra xử phạt dù chỉ một lần.
Chỉ từ hai vấn đề này, nhiều người dân thắc mắc, phải chăng chính quyền xã Tân Kiên đã chấp nhận với những sai phạm tồn tại ở địa phương, đã bỏ lọt nhiều điểm sai của các quán karaoke. Qua đó, vô tình gây thất thoát một khoản phạt không hề nhỏ cho nhà nước?
Chị P, nhà gần quán karaoke BEN, kiến nghị, lãnh đạo xã Tân Kiên nhanh chóng kiểm tra đột xuất các quán karaoke trên địa bàn xã. Qua đó kiểm tra xem liệu các quán đã có giấy phép hay không, kinh doanh hoạt động karaoke có đúng nội dung hoặc có phạm vi quy định trong giấy phép hay không, cũng như liệu có những biến tướng mại dâm trong các quán, hoạt động có quá giờ quy định hay không... Nếu có, buộc phải rút giấy phép hoạt động hoặc có biện pháp xử lý răn đe.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.