Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 16 tháng 11 năm 2016 | 3:42

Bộ Giáo dục nhận lỗi trong việc để cho sinh viên ra trường không có việc làm

Trong phiên chất vấn của mình, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã nhận trách nhiệm việc để cho sinh viên ra trường không có việc làm”.

Đại biểu Hồ Thị Minh (Quảng Trị) đặt vấn đề: Hiện, có 191.000 sinh viên tốt nghiệp đại học chưa có việc làm. Nhưng ở các địa phương cũng có rất nhiều các trường đại học, các trường này vẫn tiếp tục đào tạo, gây mất cân đối cung cầu. Sinh viên ra trường không có việc làm, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp khắc phục tình trạng này, có nên tiếp tục đào tạo như vậy không?

“Tình trạng sinh viên không có việc làm gây nhức nhối cho xã hội. Bộ trưởng có trách nhiệm gì đối với tình trạng này?”, đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn.

Giải trình vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện, có 1.000 sinh viên không có việc làm. Khi tôi nhận nhiệm vụ này, tôi rất trăn trở, bởi vì sứ mạng của các trường đại học trong đó đào tạo ra phải có việc làm. Không phải sinh viên nào tốt nghiệp ra đều có việc làm, ngay cả Harvard cũng vậy, cũng phải có một thời gian, phải có một độ để tiếp cận thực tiễn và thực tiễn phải đào tạo, bổ sung mới thích ứng với điều kiện thị trường lao động chứ không phải đào tạo lại, đào tạo bổ sung.

Tuy nhiên, nội dung kiến thức, kỹ năng ở nhà trường hết sức quan trọng để sinh viên ra trường không phải mất thời gian, nếu như phải đào tạo lại. Ở đây không chỉ thuần túy đào tạo lại mà rất lãng phí không chỉ về tiền bạc, thời gian mà lãng phí rất nguy hiểm, bởi vì khi họ đã được đào tạo những thứ không có ích đến bây giờ phải học những thứ có ích thì cũng khó khăn đối với sinh viên.

“Hiện nay, chúng ta khoảng 300.000 sinh viên trong các trường đại học ra trường hàng năm. Theo thống kê các trường đại học, yêu cầu phải báo cáo  có khoảng 80% là có việc làm, như vậy mỗi một năm đã thất nghiệp 60.000 em, chỉ cần 5 năm là 300.000, đây là con số rất lớn. Tuy nhiên, cũng phải nhìn kỹ vào số sinh viên có việc làm ngay hay sau khi tốt nghiệp rơi vào các nhóm trường top trên là những trường có bề dày, những trường có kinh nghiệm còn phần lớn sinh viên chưa có việc làm hoặc thất nghiệp lâu rơi vào những trường có điều kiện đảm bảo chất lượng yếu và phần lớn các trường mới thành lập, đây là vấn đề đặt ra, chúng tôi nhận thức được điều này và đang cố gắng sửa”, Bộ trưởng Nhạ phân tích.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Tới đây, với trách nhiệm Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, tôi phải rất quan tâm đến vấn đề việc làm, siết chặt cả đầu vào và đầu ra. Xưa nay chúng ta quan tâm quá nhiều về đầu vào thi, đấy chỉ là một khâu mà quan trọng quá trình đào tạo, yếu tố đảm bảo chất lượng và đầu ra.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) tranh luận.

Tranh luận với Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nói: “Tôi muốn hỏi trong số 191.000 sinh viên thất nghiệp thì Bộ GD-ĐT có lỗi gì không? Cần phải mạnh dạn trả lời câu hỏi này. Tôi cho rằng nguyên nhân chính là đào tạo của chúng ta chưa đáp ứng yêu cầu. Vai trò phối hợp giữa Bộ GD-ĐT với Bộ Lao động, thương binh và xã hội trong quy hoạch, định hướng đào tạo nhân lực như thế nào?”.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đáp: "Đúng là thời gian qua sự phối hợp giữa hai bộ còn hạn chế. Tới đây chúng tôi sẽ phối hợp tốt hơn. Về chất lượng đào tạo, chúng tôi xin nhận trách nhiệm, trong nhiều trường hợp là có lỗi trong việc để cho sinh viên ra trường không có việc làm. Cho dù chất lượng còn liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều yếu tố. Chúng tôi thành thật nhận trách nhiệm chứ không trốn tránh gì".

Dương Thanh

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thủ tướng: 'Giữ lửa và truyền lửa' bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

    Thủ tướng: 'Giữ lửa và truyền lửa' bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

    Chiều 19/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4)-những người giữ vai trò "giữ lửa và truyền lửa" bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.

  • Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên

    Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên

    Chiều 17/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án bảo tồn, tôn tạo Khu đề kháng Him Lam thuộc di tích quốc gia đặc biệt Điện Biên Phủ, lễ gắn biển tuyến đường mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và tuyến đường mang tên anh hùng Nguyễn Ngọc Bảo tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

  • Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

    Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

    Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

Top