Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 16 tháng 7 năm 2021 | 20:5

Cà Mau: Kỳ vọng phát triển từ những khu “đô thị thủy sản”

Sáng 13/4/2021, lãnh đạo tỉnh Cà Mau cùng lãnh đạo các tập đoàn kinh tế : Nam Miền Trung Group, Tuần Châu Group và Hồ Gươm Group đã có buổi làm việc khảo sát thực địa về tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân thông tin, Cà Mau có lợi thế mũi nhọn là thủy sản với kim ngạch xuất khẩu 01 tỷ USD/năm. Chất và số lượng con tôm sú Cà Mau từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, việc nuôi công nghiệp, nuôi siêu thâm canh còn rải rác, chưa hình thành được quần thể tập trung. Nghề nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau chủ yếu nuôi hữu cơ và tôm rừng, tôm sinh thái. Hiện tại, tỉnh đang thực hiện tập trung cải tạo, nâng cao giá trị, thương hiệu tôm rừng, tôm sinh thái. Qua đó tăng trưởng mạnh kinh tế, góp phần tăng ngân sách địa phương.

anh-1.jpgÔng Lê Quân-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau và ông Lê Văn Sử- Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc.

 

Cà Mau mong muốn sẽ phát triển các khu công nghiệp tôm lớn với quan điểm chỉ đạo là để nhà đầu tư rót vốn vào thực hiện từ hạ tầng đến thu hút đầu tư hình thành tổ hợp lớn. Hiện tại, Khu kinh tế Năm Căn đang dành khoảng 3.000 – 4.000ha để thu hút nhà đầu tư vào xây dựng hạ tầng, sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu. Trong đó, đô thị hoạch định phát triển của Cà Mau hiện nay là tại thị trấn Năm Căn và thị trấn Sông Đốc.

anh-02.jpg
Theo ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tuần Châu (người đứng), thị trấn Sông Đốc có thể triển khai hình thành thành phố hải sản.

 

 

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều khu vực để phát triển thủy sản, một số các ngành nghề trong lĩnh vực lâm nghiệp, năng lượng. Riêng về năng lượng điện Cà Mau đang có lợi thế về điện gió, điện mặt trời. Cà Mau hiện rất có tiềm năng về trồng rừng và sản xuất lâm nghiệp, đây là lĩnh vực đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.

Mặt khác, Cà Mau có hệ sinh thái nguyên sơ, nếu muốn phục vụ phát triển lâu dài cho thị trường quốc tế thì cần lấn ra biển. Hướng đầu tư Cảng biển Hòn Khoai và Khu kinh tế Năm Căn đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Theo quy hoạch, Cảng Hòn Khoai là cảng nước sâu có thể kết hợp với Cảng Năm Căn để hình thành hệ thống kho bãi lớn, tạo nên tổ hợp tại khu kinh tế Năm Căn. Giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng khá trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu tiềm năng khu vực Cảng biển Hòn Khoai được đánh thức thì Cà Mau nhiều cơ hội sẽ là tỉnh dẫn đầu khu vực khi đón-hứng luồng giao thông vận tải hàng hải từ Vịnh Thái Lan.

Không chỉ tạo động lực phát triển cho tỉnh Cà Mau, cho khu vực mà Cảng Hòn Khoai còn là tạo động lực phát triển kinh tế cả nước. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân nhấn mạnh.

Đại diện các tập đoàn cho biết đang quan tâm, mong muốn tiếp cận Khu kinh tế Năm Căn, với ý tưởng đề xuất đầu tư ngành hàng quy mô lớn, đồng bộ, có tầm vóc, hình thành đô thị tôm tại đây, gắn với cảng biển, tổ chức lại ngành nghề, đây là hướng đi mới phù hợp với xu hướng hiện nay.

anh03.jpgÔng Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tuần Châu (thứ 03 từ trái sang trao bảng tượng trưng số tiền 01 tỷ đồng tài trợ cho lễ hội “Hương rừng U Minh”.

 

 

Ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tuần Châu cam kết sẽ giới thiệu, động viên các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến tỉnh Cà Mau đầu tư. Với kinh nghiệm nghiên cứu về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến hải sản, ông Tuyển cho rằng thị trấn Sông Đốc có thể triển khai hình thành “Thành phố thủy sản” như Tập đoàn Tuần Châu đã thực hiện ở nhiều nơi trong nước như Vũng Tàu, Quảng Ninh. Để xúc tiến nhanh, Cà Mau cần tạo ra nhiều cơ chế, để các tập đoàn lớn phối kết hợp đầu tư, nhất là có sự đồng bộ từ lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành trong việc tạo điều kiện để nhà đầu tư tiếp cận dự án, cũng như giải quyết thủ tục pháp lý nhanh chóng, thuận tiện. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân khẳng định, đối với việc phát triển đô thị Sông Đốc và Khu kinh tế Năm Căn cơ bản không khó về mặt pháp lý, nếu vướng quy hoạch tỉnh sẽ tính toán sao cho phù hợp nhanh nhất.

Sau buổi làm việc, đại diện Tập đoàn Nam Miền Trung Group, Tuần Châu Group và Hồ Gươm Group đã cùng lãnh đạo tỉnh Cà Mau, các huyện Năm Căn, Trần Văn Thời đi khảo sát thực tế tại Khu kinh tế Năm Căn và Khu công nghiệp Sông Đốc. Tại thực địa, các nhà đầu tư nhận thấy các khu trên rất thích hợp để Cà Mau xây dựng các khu đô thị hinh tế kết hợp với nuôi trồng thủy sản, trú ngụ tàu thuyền. Vì vậy đã đề xuất với tỉnh nên xây dựng khu “Đô thị Tôm ” ở khu Kinh tế Năm Căn, khu “Đô thị Thủy sản ” ở Thị trấn Sông Đốc. Trước khi đề xuất dự án đầu tư, các tập đoàn sẽ cử chuyên gia xuống Cà Mau khảo sát cụ thể chi tiết.

Dịp này, Tập đoàn Tuần Châu tài trợ 01 tỷ đồng cho lễ hội “Hương rừng U Minh” thuộc Chương trình sự kiện “Cà Mau – Điểm đến năm 2021” sẽ diễn ra trong tháng 04/2021.

 

 

 

 

 

Biểu Quân
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top