Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 18 tháng 7 năm 2019 | 16:24

Cà phê Việt: Khi nào hết “đội sổ”?

Mặc dù đứng thứ 2 thế giới, nhưng xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm nay sụt giảm mạnh, về số lượng và giá trị, so cùng kỳ năm 2018.

Tuy đã lọt vào tốp 2 thế giới, nhưng cà phê Việt xuất khẩu năm 2019, vẫn “đội sổ” giảm mạnh cả về lượng và chất. Nguyên nhân vẫn do những điểm yếu cố hữu của ngành chưa được khắc phục…

 

cfee-viet-699.jpg

 Giá xuất khẩu cà phê Việt thấp hơn nhiều so sản phẩm cùng loại của các nước. (ảnh: tư liệu)

 

Giảm cả lượng và chất, xuất khẩu cà phê tháng 6/2019 ước đạt 165.000 tấn, giá trị đạt 274 triệu USD; giảm 9,2% về khối lượng và 19,9% về giá trị so cùng kỳ năm 2018.

6 tháng đầu năm 2019, giá cà phê trong nước giảm 500 - 800 đồng/kg.

Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao, cà phê Việt chủ yếu để xuất khẩu, nên việc giao dịch trên sàn, ảnh hưởng rất lớn đến giá cà phê trong nước.

Đầu tháng 5, có lúc giá cà phê tụt chỉ còn khoảng 29.000 đồng/kg, nông dân lỗ nặng.

Hiện, nguồn cung trong nước đã cạn kiệt, người dân không muốn bán dưới 35.000 đồng/kg.

Trước đó, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thị trường Hàn Quốc, khối lượng lên đến 11.000 tấn trong 6 tháng đầu năm 2019.

Song, chỉ đạt 1,8 USD/kg, bằng một nửa giá cà phê nước này nhập khẩu. Trong  khi Brazil đứng thứ 2 về khối lượng, gần 10.600 tấn vào Hàn Quốc, nhưng giá đạt 2,6 USD/kg.

Cà phê Colombia đứng thứ 3, trên 9.000 tấn, giá bình quân đạt 3,2 USD/kg. Riêng Mỹ, mới vào Hàn Quốc khoảng 3.000 tấn, nhưng giá xuất khẩu đạt gần 11 USD/kg.

Quá buồn cho cà phê Việt, là thế mạnh tỷ đô, đứng top 2 thế giới, nhưng giá xuất khẩu lại thấp nhất so các nước.

Nguyên nhân được lý giải là, do cà phê Việt chủ yếu xuất thô (80% ). Đặc biệt, vẫn là điều “cổ hũ”, không đáp ứng tiêu chuẩn độ chín, và lẫn tạp chất....

Theo thống kê từ Nhật Bản, tháng 5/2019 nhập khẩu 39.700 tấn, trị giá 12,32 tỷ yên (tương đương 114,5 triệu USD), tăng 0,3% về lượng, nhưng giảm 5,3% về trị giá, so tháng 5/2018.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu đạt 198.800 tấn, trị giá 61,78 tỷ yên (tương đương 574,1 triệu USD), tăng 14,7% về lượng và tăng 6,8% về trị giá so 5 tháng đầu năm 2018. 

Đáng chú ý, nhập khẩu cà phê hạt rang hương của Nhật, tăng 785,5% về lượng, và tăng 1.108,3% về trị giá, so tháng 5/2018. Song, lượng nhập khẩu ở mức thấp 230 tấn, trị giá 5 triệu Yên (tương đương 46.000 USD) trong tháng 5/2019.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Nhật Bản từ Việt Nam ở mức thấp nhất 1.690 USD/tấn, giảm 14,5% so 5 tháng đầu năm 2018. Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Nhật từ Brazil đạt 2.786 USD/tấn, giảm 9,5%.

Đáng lo ngại nhất là, 5 tháng đầu năm 2019, Nhật Bản đẩy mạnh nhập khẩu từ Brazil, Columbia, Etiopia… giảm nhập khẩu từ Việt Nam, Indonesia, Peru và Lào.

Hiện, Brazil là nguồn cung lớn nhất cho Nhật Bản, trên 76.000 tấn, trị giá 22,81 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2019, tăng 49,9% về lượng và tăng 35,6% về trị giá, so với 5 tháng đầu năm 2018.

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 2 cho Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm 2019, song, nhập khẩu giảm 15,6% về lượng và 27,9% về trị giá. Thị phần cà phê Việt trong tổng lượng nhập khẩu Nhật Bản, giảm 26,6% trong 5 tháng đầu năm 2018, xuống còn 19,5% trong 5 tháng đầu năm 2019.

Columbia là nguồn cung lớn thứ 3 cho Nhật Bản, tốc độ tăng trưởng 8,8% về lượng, 1,3% về trị giá, so 5 tháng đầu năm 2018, đạt 26.600 tấn, trị giá 9,38 triệu USD.

Qua đó, có thể thấy, cà phê Việt đang chịu sự cạnh tranh rất lớn từ Brazil, Columbia, Etiopia… Các chuyên gia Việt cho rằng, ngành cà phê cần nâng chất sản phẩm, nhất là cà phê thành phẩm, và chế biến sâu cà phê chất lượng cao... 

Lâm Đồng: Vườn Trà mi, điểm nhấn du lịch của địa phương

Trà mi (Camellia) là “báu vật của thiên nhiên” bởi công dụng về dinh dưỡng, và vẻ đẹp. Rừng Lâm Ðồng là nơi có nhiều loài Trà mi nhất Việt Nam, song, chưa được bảo tồn, phát huy đúng mức.

 

tra-my-333.gif

Trà mi cành dẹt ở Lâm Đồng Ảnh: M. Đạo

 

Trà mi có hơn 400 thành phần hóa học, trong đó, có Saponin, các hợp chất phenolic, amio acid, axit folic, protein, vitamin B1, B2, C, E, axit béo,… là thực phẩm chức năng có dinh dưỡng tự nhiên phong phú.

Đặc biệt, có sức đề kháng và hỗ trợ điều trị ung thư (có khả năng kiềm chế sự phát triển khối u lên tới 33,8%)

Giải độc gan, hỗ trợ điều trị tiểu đường; tăng sức khỏe tim và giữ độ thanh xuân của lứa tuổi. 

Hiện, có 25 loài trà mi phân bố ở Lâm Đồng, chiếm 30% tổng số loài trà mi của Việt Nam, trong đó có những loài mới như: Trà mi Đà Lạt, Di Linh, Langbian.

Theo đó, Trà my có nhiều ở Cát Tiên, Đạ Huoai, Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Đơn Dương và T.p Đà Lạt… Với nhiều màu sắc: vàng, trắng, vàng nhạt, hồng, vàng nhạt - viền hồng, đỏ tía, vàng crôm và vàng tái.

Tuy nhiên, tình trạng “chảy máu” các loài Trà mi trong nước và nước ngoài đáng báo động. Năm 2017, Lâm Đồng đã “Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

Trong đó có: Trà mi Đà Lạt, Trà hoa vàng Lạc Dương, Cát Tiên, Đức Trọng, Đơn Dương, Tp Đà Lạt. Song, giữa chủ trương và hiện thực còn khoảng cách rất xa. Nguy cơ tuyệt chủng bởi khai thác thiếu quy hoạch, và công tác lưu giữ nguồn gen, còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện, Trà mi ở một số địa bàn trong tỉnh giảm nhiều, và nhanh, việc đào bới xảy ra ở mức độ rất lớn. Bởi Trà mi Lâm Đồng quá đặc biệt, độc nhất vô nhị.

Ở Lâm Đồng, mới có mấy mô hình Trà mi của cá nhân; nhưng tại  Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Pháp… đã có nhiều giống Trà mi Lâm Đồng, và thành  vườn bài bản.

Với cách quản lý lỏng lẻo; tốc độ xâm thực lớn, khiến Trà mi rừng ngày càng suy kiệt.

Hiện, Công ty TNHH Kim Hoa Trà đã đầu tư vùng nguyên liệu tại Lâm Đồng, với 10 ha ở Lâm Hà, Lạc Dương, gồm 40 loài, trong đó có 27 giống Việt Nam, 5 loài của Trung Quốc.

Ngoài ra, Trường ĐH Đà Lạt, đã đồng ý phát triển vườn Trà mi tại khuôn viên trường, dự kiến 80 loài. Công ty Kim Hoa hỗ trợ 3.000 cây.

Đặc biệt, có 2 trong số 3 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam và gần 2/3 loài là đặc hữu Việt Nam.

Ban giám hiệu ủng hộ vườn Trà mi ĐH Đà Lạt, vì  có ý nghĩa bảo tồn, và là điểm nhấn du lịch của Đà Lạt.

Bí đỏ mất mùa, nông dân Dliê Yang "ôm" nợ

Nhiều năm nay, bí đỏ mang lại nguồn thu cao, giúp bà con xã Dliê Yang (huyện Ea H’leo), Đắk Lắk thoát nghèo. Năm nay, bí mất mùa thê thảm, nông dân lâm cảnh nợ nần.

 

bi-đo-69-chieu.jpg

 Điểm thu mua bí đỏ vắng người hơn mọi năm

 

Thời điểm này hằng năm, người dân xã Dliê Yang đang bận rộn, thu hoạch bí đỏ, năm nay lại “nhàn hạ” vì bí  không có quả.

Năm 2011, anh Bàn Tiến Ly (thôn Tri C3) trồng 2 ha bí đỏ. Thấy thu nhập cao, anh thuê thêm 2 ha để trồng. Năng suất  đạt 7 - 10 tấn quả/ha, giá  5 - 8 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, lãi gần 100 triệu đồng/năm.

Năm nay thời tiết không thuận lợi, 4 ha bí đỏ chỉ thu được 6 tấn quả, giá 10 nghìn đồng/kg (quả to) 3 nghìn đồng/kg (quả nhỏ), chỉ thu được hơn 30 triệu đồng.

Đủ tiền phân, còn thuê đất (6 triệu đồng/ha/năm), giống cây, nhân công… thua lỗ. Mặc dù đầu mùa giá bí 17,5 nghìn đồng/kg, nhưng không ai có bán.

Ông Lê Minh Phong (thôn 1) có 2 ha cà phê xen tiêu. Do cà phê mới trồng lại, nên đầu năm, ông trồng xen bí đỏ.

Nhưng khô hạn kéo dài, ông phải kéo béc tưới thường xuyên, nhờ vậy, bí xanh tốt, hy vọng bội thu, nhưng cây chỉ cho hoa đực, không có quả.

2ha bí đỏ chỉ được 5 – 6 quả, coi như mất trắng, thua lỗ gần 50 triệu đồng tiền phân bón, giống, tiền điện tưới…

Chị Phan Thị Thủy, là thương lái, cho biết, hằng năm, thu mua 2 - 3 nghìn tấn bí, cung cấp cho TP. Hồ Chí Minh. Năm nay mất mùa nên không đáng kể.

Toàn xã Dliê Yang có gần 200 ha, ông Hà Văn Tài, Chủ tịch Hội Nông dân, cho biết, năm nay thời tiết không thuận lợi, bí đỏ hầu như mất trắng.

Hội Nông dân xã đang khảo sát, đánh giá để kiến nghị cấp trên có hướng hỗ trợ người dân.

Ea H’leo: Liên kết trồng sả lấy tinh dầu hiệu quả

Nhiều hộ dân xã vùng sâu Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp (Đăk Lắk)  đã  thànhlập HTX, liên kết sản xuất tinh dầu sả, mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế.

 

sa-96.jpg

Cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện thăm mô hình sả HTX Phát Đạt.                                                  

Năm 2015, được biết xã Ea Tir, huyện Ea H’leo có mô hình trồng sả, bà Vy Thị Mai, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Ya Tờ Mốt, cùng bà Hà Thị Khăm, ông Hà Ngọc Tân, sang mua 6 tạ giống trồng thử nghiệm.

Thấy sả dễ trồng, dễ chăm sóc,  năm 2016, bà Mai nhân rộng 3 ha, vận động bà Khăm góp vốn đầu tư lò nấu tinh dầu sả, kinh phí 180 triệu đồng.

Mỗi mẻ, nấu được 7 tạ - 1 tấn sả, thu 8 - 12kg tinh dầu, bán giá trung bình 250.000 đồng/kg. 

Không chỉ tạo việc làm cho thành viên, HTX còn cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ trồng sả, nhận ép tinh dầu, thu mua sản phẩm cho họ. Nhận thấy trồng sả giúp “xóa đói giảm nghèo”, năm 2018, bà Mai thành lập HTX tinh dầu sả Phát Đạt, với 9 thành viên, vốn điều lệ 280 triệu đồng.

HTX còn tạo việc làm thời vụ cho nhiều lao động nữ, với mức thu nhập 200.000 đồng/ngày.

Với vai trò Giám đốc, bà Mai vận hành lò nấu tinh dầu sả, cung cấp giống cho thành viên, đưa diện tích trồng sả lên 40ha.

Bà cho biết, chăm sóc tốt, sau 3 tháng. sả cho thu hoạch, và thu được trong 3 năm. 1 ha sả cho thu hoạch 6 đợt/năm, năng suất 3 - 4 tấn/đợt, ép được 35 kg tinh dầu.

Giá bán trung bình 400.000 đồng/kg, khoảng 80 triệu đồng/năm, lợi nhuận gấp 3 lần trồng lúa.

Bà Mai trăn trở: “Nhu cầu tinh dầu sả lớn, thổ nhưỡng địa phương phù hợp, lao động dồi dào. Nhưng để mở rộng, HTX cần  500 – 600 triệu đồng. Chúng tôi mong được hỗ trợ vốn mua máy móc, trang thiết bị... để mở rộng sản xuất”.

Ông Trần Quang Trịnh, Phó  Phòng Nông nghiệp huyện Ea Súp cho biết, xã Ya Tờ Mốt trồng được 60 ha sả. Đây là mô hình phù hợp chủ trương  địa phương. Huyện sẽ xem xét, hỗ trợ một phần kinh phí mua máy móc, liên kết chuỗi sản xuất”.

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top