Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 4 năm 2020 | 10:40

Các biện pháp chống dịch COVID-19 của Trung Quốc đem lại hiệu quả

Theo nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc, Mỹ và Anh, các biện pháp của Trung Quốc dường như đem lại hiệu quả khi phá vỡ được chuỗi lây nhiễm, ngăn sự tiếp xúc giữa người mắc bệnh và người có thể.

covid.jpg

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 30/3/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

 

Quyết định của Trung Quốc phong tỏa thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, để dập dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã làm chậm lại tốc độ lây lan của dịch bệnh và có lẽ giúp ngăn chặn được hơn 700.000 ca mắc mới.

Nhận định này được đưa ra trong nghiên cứu do nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Mỹ và Anh tiến hành và được công bố trên tạp chí Science ngày 31/3.

Theo nghiên cứu, các biện pháp quyết liệt của Chính phủ Trung Quốc nhằm kiểm soát dịch bệnh trong 50 ngày đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát cuối tháng 12/2019 đã giúp các thành phố khác trên cả nước có thời gian chuẩn bị và triển khai các biện pháp ứng phó.

Một trong số tác giả nghiên cứu trên, nghiên cứu sinh Đại học Oxford, ông Christopher Dye cho biết tính đến ngày 19/2, thời điểm ngày thứ 50 dịch bệnh hoành hành, Trung Quốc đại lục khi đó ghi nhận 30.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Ông Dye chỉ rõ: “Kết quả phân tích cho thấy nếu nhà chức trách Trung Quốc không phong tỏa Vũ Hán và áp dụng biện pháp ứng phó khẩn cấp toàn quốc thì tính đến thời điểm đó, sẽ có hơn 700.000 ca mắc COVID-19 ngoài thành phố này."

Các biện pháp của Trung Quốc dường như đem lại hiệu quả khi phá vỡ được chuỗi lây nhiễm, ngăn sự tiếp xúc giữa các trường hợp mắc bệnh và trường hợp có thể mắc.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng tổng hợp các báo cáo về dịch bệnh, thông tin của ngành y tế công và theo dõi vị trí qua điện thoại di động để điều tra sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Một tác giả khác của nghiên cứu, Giáo sư chuyên về sinh vật học của Đại học Penn State, ông Ottar Bjornstad đánh giá việc theo dõi định vị qua điện thoại là biện pháp hữu hiệu. Thời gian nhóm tiến hành nghiên cứu bao gồm cả hai kỳ nghỉ lễ lớn nhất của Trung Quốc trong năm là Tết Nguyên đán và Tết Nguyên tiêu.

Bằng dữ liệu trên điện thoại di động, các nhà nghiên cứu có thể so sánh số lượng người di chuyển ra vào thành phố Vũ Hán trong thời gian dịch bệnh bùng phát với hai mùa lễ trước đó.

Theo ông Bjornstad, kết quả phân tích cho thấy số lượng người di chuyển giảm bất thường sau lệnh cấm đi lại ngày 23/1 vừa qua. Dựa vào dữ liệu này, các nhà nghiên cứu cũng có thể tính toán được khả năng các ca bệnh liên quan đến Vũ Hán giảm tại những thành phố khác trên khắp Trung Quốc.

Trong bối cảnh số ca mới nhiễm giảm, nhà chức trách đang dần dỡ bỏ các lệnh hạn chế hoạt động và cuộc sống của người dân đang dần trở lại bình thường tại thành phố Vũ Hán. Câu hỏi đặt ra đối với Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới hiện nay là liệu dịch bệnh sẽ diễn biến như thế nào nếu hoạt động di chuyển trở lại như bình thường.

Nhóm nghiên cứu cảnh báo các ca mắc bệnh từ bên ngoài đưa vào Trung Quốc đại lục có nguy cơ khiến dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại.

Trong ngày 1/4, Ủy ban Y tế thành phố Thượng Hải đã công bố bảy ca nhiễm mới từ nước ngoài đưa vào Trung Quốc. Trong số các bệnh nhân mới này có hai người từ Anh, hai người từ Pháp, một người từ Thái Lan, một người từ Indonesia và một người từ Tây Ban Nha trở về Trung Quốc.

Ý kiến bạn đọc
Top