Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 13 tháng 1 năm 2022 | 17:42

Các sản phẩm nông nghiệp miền Trung “rục rịch” bước vào vụ Tết

Những ngày cuối năm, bà con nông dân các tỉnh miền Trung lại nhộn nhịp bắt đầu đi thu hoạch, gửi gắm những sản phẩm nông nghiệp do mình tạo ra tới tay người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước.

Hà Tĩnh: Cam vàng chín mọng vườn, người dân Hương Khê phấn khởi vào vụ Tết

Vừa tất bật hái những quả cam chín mọng cho đơn hàng khách đã đặt, ông Đinh Văn Nhâm – Giám đốc HTX Cam Khe Mây Long Nhâm niềm nở chia sẻ: "Năm nay, HTX sẽ thu 500 - 600 tấn cam, tăng gấp đôi so với năm 2021. Riêng vụ tết, chúng tôi dành để đưa ra thị trường hơn 150 - 200 tấn cam. Chất lượng đảm bảo, mỗi quả cam trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem truy xuất nguồn gốc nên được giá hơn”.

Hiện nay, HTX Cam Khe Mây Long Nhâm có 30 thành viên với tổng diện tích sản xuất là 68 ha cam. Nhờ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và được dán tem truy xuất nguồn gốc, thương hiệu cam Khe Mây khi đưa ra thị trường đã tạo được niềm tin với người tiêu dùng.

 

158d3090027t44111l0.jpg
Thương lái thu mua cam tại vườn (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)

Ở xã Hương Đô có 2 loại cam chính là cam chanh và cam bù. Cam chanh cho thu hoạch từ độ giữa tháng 8 đến tháng 10 âm lịch; cam bù từ tháng 11 âm lịch đến tháng Giêng năm sau. Giá cũng chênh lệch tùy loại và thời điểm thu hoạch, dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg với cam chanh và 40.000 - 80.0000 đồng/kg với cam bù.

Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê Lê Quang Vinh, toàn huyện hiện có 12.500 hộ trồng cam với khoảng 2.028 ha, trong đó 1.487 ha đã cho thu hoạch. Bên cạnh lợi thế về thổ nhưỡng, mỗi gốc cam luôn được người dân chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật đạt tiêu chuẩn VietGAP để bảo đảm duy trì và nâng cao được giá trị thương hiệu cam Khe Mây, tạo được niềm tin với người tiêu dùng.

Với sản lượng năm nay ước đạt 14.000 tấn, người trồng cam Hương Khê ước thu khoảng 360 tỷ đồng. Ngoài xã Hương Đô, cam còn được trồng ở các xã lân cận như: Phúc Trạch, Lộc Yên, Hương Thủy, Hương Giang,...

Thanh Hóa: Người dân các vùng hối hả thu hoạch cây trái đón Tết   

Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang cận kề. Chạy đua với thời gian, nông dân ở các vùng trồng cây ăn quả lớn của tỉnh đang hối hả thu hoạch bưởi, cam, quýt, thanh long... phục vụ thị trường tết. Mặc dù chịu tác động lớn của dịch COVID-19, nhưng giá bán các sản phẩm cây ăn quả vẫn ổn định, bảo đảm nguồn thu nhập của bà con.

Vườn cây ăn quả của HTX nông nghiệp Thành Công ở thôn 8, có diện tích hơn 27 ha. Đây là mô hình trồng cam V2, cam Xã Đoài đầu tiên trên đất đồi Xuân Hòa. Với diện tích lớn, sản lượng cam của HTX đạt khoảng 200 tấn/năm. Vượt qua “cơn bão” dịch COVID-19, sản lượng cam tiêu thụ của HTX vẫn giữ mức ổn định. 

 

177d2201419t76273l0.jpg
Người dân thu hoạch bưởi xuất bán trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.(Ảnh: Báo Thanh Hóa)

Dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng giá thành cam năm 2021 vẫn cao hơn từ 15 - 20% so với năm 2020, nên tổng doanh thu của HTX nông nghiệp Thành Công ước đạt khoảng 12 - 14 tỷ đồng. Ngoài việc tiêu thụ sản phẩm tự sản xuất, HTX nông nghiệp Thành Công còn phát huy vai trò “bà đỡ” cho người dân trồng cây ăn quả trong vùng. Năm 2021, HTX nông nghiệp Thành Công đã kết nối và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cam, bưởi và một số loại cây ăn quả khác cho người dân trong vùng, với diện tích khoảng 20 ha.

Ngoài ra, với xã Xuân Trường, những ngày cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, không khí thu hoạch và mua bán các sản phẩm cây ăn quả tại các xã Bắc Lương, Thọ Xương, Xuân Thành, Quảng Phú diễn ra nhộn nhịp. Qua đó, giúp cho người nông dân có thu nhập để vui xuân, đón tết sau một năm lao động vất vả.

Quảng Trị: Để hạt ném Như Lệ vươn xa

Ném là cây trồng rất quen thuộc đối với người dân trên địa bàn xã Hải Lệ. Đã từ lâu, người dân có thói quen dành một diện tích vườn để trồng ném làm gia vị trong bữa ăn hằng ngày của gia đình. Thỉnh thoảng có vài hộ trồng với diện tích nhiều hơn thường đem sản phẩm ném lá hoặc hạt ném tươi ra chợ bán để cải thiện thu nhập, tuy nhiên giá trị kinh tế mang lại chưa cao.

Tận dụng diện tích đất bãi bồi ven sông Thạch Hãn, tháng 9/2019, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác cát sạn Như Lệ đưa cây ném vào trồng thử nghiệm trên diện tích 1,7 ha. Sau 7 tháng trồng và chăm sóc, cây ném cho thu hoạch với năng suất vụ đầu tiên đạt 5 tấn/ ha, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các loại cây truyền thống trước đó. Từ kết quả ban đầu đạt được, năm 2020, HTX tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất ném trên diện tích 5 ha theo hướng hữu cơ, có sử dụng hệ thống tưới phun sương, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 70 lao động trên địa bàn.

 

nhu-20.jpg
Chăm sóc cây ném tại HTX Sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác cát sạn Như Lệ - Ảnh: T.L

Hiện tại, HTX đang từng bước hoàn thiện thủ tục để xây dựng nhãn hiệu ném Như Lệ. Việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm sẽ tránh được tình trạng bị tư thương ép giá, nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất, đồng thời mở ra nhiều cơ hội kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ. Sau khi hoàn thiện việc xây dựng nhãn mác, ném Như Lệ sẽ được liên kết đưa vào tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ trong, ngoài tỉnh và đưa lên kênh giao dịch trên các sàn thương mại điện tử.

HTX Sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác cát sạn Như Lệ đã góp phần quan trọng đưa hạt ném Như Lệ ra thị trường, được đông đảo người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng. Theo dự kiến, tháng 3/2022, sản phẩm ném Như Lệ sẽ được đóng gói, hoàn thiện nhãn mác và đưa ra thị trường tiêu thụ.

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top