Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 26 tháng 5 năm 2021 | 17:34

Cần chấn chỉnh tình trạng đổ phế thải lấn dòng sông, bến thủy nội địa, đất nông nghiệp

Tình trạng đổ phế thải xây dựng lên đất nông nghiệp, cố tình đổ đất lấn dòng chảy thượng nguồn sông, xây dựng bến thủy nội địa không phép và lấn chiếm lòng sông…

Thi công công trình thoát lũ nhưng lại đổ đất lấn sông?
 
Công trình đào tuyến thoát lũ suối Ngòi Đường có chi phí đầu tư xây dựng lên tới 163 tỷ đồng. Đây chỉ là một hạng mục thuộc công trình hồ điều phối lũ của thành phố Lào Cai gần 1.000 tỷ đồng. Công trình do Ban quản lý dự án ODA (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai) làm chủ đầu tư.
 
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng công trình giao thông – Tập đoàn Phúc Lộc là nhà thầu thi công công trình. Công ty này đến thoả thuận với người dân để đổ hàng chục nghìn khối bùn, đất đá, từ bờ kéo dài tới gần giữa sông để thi công.
 
Trước sự việc nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và xử lý các nội dung liên quan tới phản ánh của báo chí nêu.
 
Qua kiểm tra của đoàn công tác tại thực địa thấy, trong quá trình thi công, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng công trình giao thông – Tập đoàn Phúc Lộc đã thi công san gạt đất ra ngoài sông Hồng với khối lượng ước trên 4.000m3, tính từ cọc K51 ra ngoài mép sông.
 
Đoàn kiểm tra thống nhất lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường đối với nhà thầu thi công. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình giao thông buộc phải xử lý toàn bộ khối lượng đất đá đã san gạt ra ngoài sông Hồng xong trước ngày 20/5/2021.
 
Tuy nhiên, ghi nhận vào ngày 20/5/2021 cũng như theo người dân tại đây cho biết, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng công trình giao thông vẫn chưa hoàn thành xử lý khắc phục vi phạm về đổ đất thải ra sông Hồng.
screenshot_20210526-174431_chrome.jpg
Hiện trạng khu đổ đất thải của nhà thầu thi công tuyến thoát lũ suối Ngòi Đường. Anh: T.L
Cũng theo người dân, tại khu vực Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng công trình giao thông thi công có sự chồng lấn của nhiều công trình, do đó, công ty này lợi dụng kẽ hở để thực hiện hành vi vi phạm, cố ý. Mặt khác, do sự chồng chéo của nhiều công trình nên người dân cũng rất khó giám sát đơn vị thi công nêu trên.
 
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Hà, Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy công trình, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng công trình giao thông – Tập đoàn Phúc Lộc lý giải việc đổ thải ra sông không đúng cam kết báo cáo ĐTM của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, không đúng địa điểm được Sở Giao thông - Xây dựng tỉnh giới thiệu là nhằm đảm bảo tiến độ thi công…
 
“Hiện nay do toàn bộ diện tích chiếm đất của 2 đê và lòng suối từ cọc K42 đến cọc K51 chưa được giải phóng mặt bằng, do đó, để đảm bảo tiến độ thi công, đơn vị đã tập kết đất lưu trữ tạm thời để phục vụ đắp đê công trình từ cọc K48 đến cọc K51 (trái tuyến) sau này, thi công đê quây đề phòng mưa lũ ngập vào phạm vi thi công gây ảnh hưởng tiến độ dự án.
 
Các nội dung về bãi trữ và đắp đê quây phục vụ thi công cũng như thanh thải bãi trữ và đê quây sau khi hoàn thành công tình đã được đơn vị báo cáo chủ đầu tư, tư vấn giám sát, địa phương”, ông Hà nêu.
 
Trước vấn đề này, Ban quản lý dự án ODA tỉnh Lào Cai cần làm rõ Công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình giao thông – Tập đoàn Phúc Lộc đã báo cáo tư vấn giám sát và chủ đầu tư như thế nào để được đổ đất thải xuống sông Hồng (bên ngoài khu vực bãi bồi)?
 
Hàng nghìn khối đất thải đổ vào sông Hồng để nước lũ cuốn trôi có phải là biện pháp thi công bớt xén công đoạn để ăn chênh lệch khối lượng theo dự toán được lập, nhằm rút khống tiền nhà nước hay không?
 
Mặt khác, trước khi thi công công trình thì các bước duyệt thiết kế, lập dự toán, phương án thi công… được chủ đầu tư thông qua, vì vậy, mong muốn Ban quản lý dự án ODA tỉnh Lào Cai cung cấp văn bản phê duyệt thay đổi phương án thi công, đổ thải. Khi nhà thầu thay đổi phương án thi công, đổ đất thải thì hạng mục này có được chủ đầu tư thanh toán theo dự toán đã lập không?
 
Ngoài ra, việc  đơn vị tư vấn giám sát công trình để Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng công trình giao thông – Tập đoàn Phúc Lộc đổ thải vào sông Hồng với khối lượng lớn như vậy, không đảm bảo chất lượng tư vấn, giám sát, chủ đầu tư có xử lý không?
 
 

Dừng hoạt động sai phép trên bến thủy nội địa

Người dân phản ánh Công ty TNHH Hùng Long Phú Thọ và Công ty TNHH Mạnh Anh Đức thực hiện xây dựng bến thủy nội địa không phép và lấn chiếm lòng sông Lô.

Được biết, Công ty TNHH Hùng Long Phú Thọ được Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa số 11/GPBTNĐ với thời gian hoạt động từ ngày 24/03/2020 đến ngày 26/12/2020; Công ty TNHH Mạnh Anh Đức được cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa số 09/GPBTNĐ với thời gian hoạt động từ ngày 24/03/2020 đến ngày 26/12/2020, nhưng hai công ty này vẫn ngang nhiên hoạt động công khai cho đến tận những ngày gần đây.

Ngoài việc vẫn hoạt động khi giấy phép đã hết hạn, hai công ty này còn đang xây dựng gia cố bờ sông khi chưa được cấp phép với quy mô lớn, lấn chiếm lòng sông Lô, sử dụng diện tích không đúng theo quyền sử dụng đất mà Sở Tài nguyên và Môi trường giao.

Lãnh đạo huyện Đoan Hùng khẳng định: Hiện nay, Công ty TNHH Hùng Long và Công ty TNHH Mạnh Anh Đức đang trong quá trình làm hồ sơ xin gia cố bờ sông bốc xếp hàng hóa nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Do đó, hoạt động đắp tôn cao nền bãi sông Lô, gia cố mặt bằng bãi bê tông, bờ sông bằng cọc thép là sai phạm. Về trách nhiệm và hướng xử lý, UBND huyện Đoan Hùng sẽ yêu cầu công ty dừng hoạt động bến bãi, báo cáo hiện trạng xây dựng gia cố bờ vở sông gửi các cấp có thẩm quyền liên quan để có biện pháp xử lý dứt điểm.

khu-vực-công-ty-tnhh-hùng-long-phú-thọ-cơi-nới-tôn-tạo-đất-lấn-chiếm-lòng-sông-lô-xây-dựng-gia-cố-bờ-vở-sông-khi-chưa-được-cấp-phép.jpgKhu vực Công ty TNHH Hùng Long Phú Thọ cơi nới tôn tạo đất lấn chiếm lòng sông Lô xây dựng gia cố bờ vở sông khi chưa được cấp phép (Ảnh/nguồn: Báo xây dựng).

Ngay sau đó, lãnh đạo UBND huyện Đoan Hùng đã cử ban liên ngành xuống thực địa, lập biên bản yêu cầu dừng hoạt động của hai công ty này. Nhưng điều đáng nói là trong biên bản yêu cầu dừng hoạt động được lập tại thời điểm ngày 18/05/2021, thành phần tham gia chỉ có đơn vị cấp xã và phía công ty, không có sự tham gia của ban liên ngành? Hơn nữa trong hai biên bản đã lập chỉ nêu ra lỗi sai phạm của hai công ty này là hết hạn giấy phép hoạt động bến thủy nội địa chứ không có phần vi phạm về cơi nới, lấn chiếm lòng sông Lô xây dựng gia cố bờ vở sông.

Việc bến bãi mở ra tràn lan sẽ đem lại nhiều hệ lụy khôn lường. Đặc biệt, tại đoạn sông Lô thuộc xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng có quá nhiều chủ bến bãi làm đơn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép gia cố, bờ vở sông, để hoạt động.

Việc cấp phép xây dựng bến thủy nội địa, cấp phép gia cố bờ vở sông của Công ty TNHH Hùng Long Phú Thọ, Công ty Mạnh Anh Đức liệu có cần thiết, phù hợp? Đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ khẩn trương vào cuộc thanh tra làm rõ xử lý nghiêm vi phạm.

 

Đổ chất thải xây dựng lên đất nông nghiệp?

Người dân phản ánh việc đất, đá thải tại dự án Đại học Quốc gia Hà Nội được vận chuyển đi san lấp đất nông nghiệp tại Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, gây ô nhiễm môi trường và phá hủy kết cấu đất.

Được biết, dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tại Hoà Lạc là một dự án quan trọng, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể xây dựng ĐHQGHN tại Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 18/10/2013. Quy mô sử dụng đất của dự án là 1.113,7 ha.

Trong đó, Dự án thi công đoạn đầu nối tuyến 3 với Quốc lộ 21 là một trong những hạng mục quan trọng, khi hoàn thành sẽ tạo kết nối hạ tầng trong quá trình triển khai xây dựng các dự án thành phần giai đoạn 1 của ĐHQGHN.

xe-ô-tô-vận-chuyển-đất-đá-thải-từ-dự-án-của-đhqghn-đổ-vào-mảnh-đất-tại-khoang-sau-xã-sơn-đông-thị-xã-sơn-tây-thành-phố-hà-nội.jpg
Xe ô tô vận chuyển đất, đá thải từ dự án của ĐHQGHN đổ vào mảnh đất tại Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội (Ảnh: Môi trường và Đô thị Việt Nam)

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Dự án thi công đoạn đầu nối tuyến 3 với Quốc lộ 21, xuất hiện tình trạng đất, đá bóc tách mặt đường cũ thải bỏ từ công trình lại không được xử lý đúng quy định, mà được vận chuyển đi san lấp mặt bằng, được người dân cho là đất nông nghiệp tại thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, TX. Sơn Tây, TP. Hà Nội.

Người dân sinh sống tại nơi đang có xe vào đổ đất, đá thải công trình cho biết: "Trên là đất thổ cư, dưới là đất ruộng của người dân, người ta mua thêm ruộng người ta đổ vào. Còn thổ cư chỉ sâu 28-30 mét thôi. Còn lại là đất ruộng”.

Nếu đúng như chia sẻ của người dân thì việc chở đất, đá thải công trình từ Dự án thi công đoạn đầu nối tuyến 3 với quốc lộ 21 mang đi san lấp đất nông nghiệp là hành vi bị nghiêm cấm. Bởi việc san gạt, đổ thải làm biến dạng địa hình là hành vi hủy hoại đất, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là vi phạm Luật đất đai một cách nghiêm trọng.

Cụ thể, tại Khoản 25, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 đã nêu rõ hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm, làm mất hoặc làm giảm khả năng sử dụng đất. Điều 208, Luật Đất đai 2013 quy định: Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.

Cũng theo quy định, khi xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình, các chủ dự án, nhà thầu thi công phải tuân thủ những quy định bắt buộc để đảm bảo vệ sinh môi trường. Cụ thể, tùy từng công trình, chủ dự án phải lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường, trên cơ sở chương trình quản lý môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bố trí nhân sự phụ trách để kiểm tra, giám sát nhà thầu thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trong khi thi công xây dựng; bố trí đầy đủ kinh phí để thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công...

Lần theo biển tên được công khai tại dự án ghi tại công trình, PV đã liên hệ với Công ty cổ phần Đầu tư Sông Đà Hòa Phát – là nhà thầu thi công; và chủ đầu tư Đại học Quốc gia Hà Nội.

tên-dự-án-thi-công-đoạn-đầu-nối-tuyến-3-với-quốc-lộ-21-không-được-công-khai-mà-bị-che-kín-bên-trên-pv-phải-lật-ra-mới-nhìn-thấy-được.jpg

 

tên-dự-án-thi-công-đoạn-đầu-nối-tuyến-3-với-quốc-lộ-21-không-được-công-khai-mà-bị-che-kín-bên-trên-pv-phải-lật-ra-mới-nhìn-thấy-được1.jpg
Tên Dự án thi công đoạn đầu nối tuyến 3 với Quốc lộ 21 không được công khai mà bị che kín bên trên, PV phải lật ra mới nhìn thấy được. Công nhân dự án dùng ống thổi làm sạch mặt đường khiến bụi bay mù mịt (Ảnh: Môi trường và Đô thị Việt Nam).

Tuy nhiên, khi liên hệ lại với Công ty cổ phần Đầu tư Sông Đà Hòa Phát, PV được một nhân viên phòng kế toán trả lời: Công ty chỉ thực hiện một phần nhỏ; lãnh đạo công ty bảo không có thời gian tiếp phóng viên...

Thông tin báo chí, đại diện chủ đầu tư là Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Lê Anh Mạnh, Phó trưởng Phòng quản lý dự án 2 cho biết: Theo quy định, tất cả các đơn vị thi công dự án trước khi thi công đều được Ban phê duyệt các bãi tập kết chất thải và bãi tập kết đất. Ban nghiêm cấm chở đất ra khỏi dự án, sẽ có hành vi xử lý với đơn vị chở đất ra khỏi dự án và sử dụng sai mục đích đất đấy. Nên Ban khẳng định không có chuyện chở đất ra khỏi dự án.

Khi PV muốn tiếp cận hồ sơ pháp lý về mặt bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án, thì ông Mạnh thông tin: “Đã cung cấp cho Kiểm toán Nhà nước và không cung cấp cho nhiều đơn vị”.

Theo như trả lời của ông Lê Anh Mạnh - đại diện Đại học Quốc gia Hà Nội và bà Trang - kế toán Công ty cổ phần Đầu tư Sông Đà Hòa Phát, và những tồn tại nêu trên, dư luận có quyền đặt câu hỏi về năng lực của nhà thầu, cũng như trách nhiệm của Đại học Quốc gia Hà Nội trong quá trình kiểm tra, giám sát, thực hiện thi công dự án? Liệu Đại học Quốc gia Hà Nội và Công ty cổ phần Đầu tư Sông Đà Hòa Phát có thực hiện đúng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án?

Bên cạnh đó là trách nhiệm của chính quyền địa phương xã Sơn Đông, huyện Thạch Thất khi để đất, đá thải công trình được ngang nhiên vận chuyển san lấp đất nông nghiệp và “phù phép” thành đất ở?

Đề nghị lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội; Công an Môi trường; UBND huyện Thạch Thất; UBND Thị xã Sơn Tây và UBND xã Sơn Đông vào cuộc làm rõ, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) và thông tin phản hồi tới báo chí.

 

 

 

Hữu Thắng (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top