Hôm nay (16/9), tại Hà Nội, đã diễn ra buổi tọa đàm “Bắt mạch” Thị trường Bất động sản, nhằm đánh giá về thực trạng thị trường bất động sản (BĐS) đang rơi vào trầm lắng do hệ thống các văn bản pháp lý chưa đồng bộ.
Kể từ năm 2018 đến nay, chính sách tín dụng cùng những quyết định của các cơ quan, ban ngành trong việc kiểm soát thị trường BĐS, đặc biệt liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp BĐS đã khiến nguồn cung BĐS sụt giảm nghiêm trọng.
Theo thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS): Tổng nguồn cung căn hộ mới năm 2018 là gần 180.000 sản phẩm mới nhưng sang năm 2019 đã giảm xuống còn gần 110.000, năm 2020 chỉ còn hơn 90.000 sản phẩm.
Năm 2021, thời điểm thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhiều dự án phải ngừng thi công cũng như các vướng mắc về cơ chế chính sách vẫn chưa được tháo gỡ một cách triệt để khiến nguồn cung căn hộ mới tiếp tục giảm xuống còn hơn 50.000 sản phẩm.
Sơ bộ 9 tháng đầu năm 2022 cũng cho thấy, có hơn 32.200 sản phẩm mới được chào bán, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ hấp thụ các căn hộ giảm sút, chỉ ở mức gần 48%, thấp hơn 3,2 điểm % so với năm 2021. Riêng trong quý III/2022, chỉ có khoảng 9.500 căn hộ được đưa ra thị trường, giảm 23% so với quý II/2022.
Thị trường giảm sút cả về cung và lượng giao dịch, lượng cung mới được đưa vào thị trường cũng như số lượng dự án được mới được đầu tư, xây dựng ngày một hạn chế và chưa có dấu hiệu cải thiện
Nhu cầu nhìn chung vẫn cao, bất động sản vẫn dành được nhiều sự quan tâm của khách hàng, nhà đầu tư ngay cả trong những giai đoạn khó khăn, dịch bệnh,... nên giá vẫn tăng cả về sản phẩm bán và cho thuê. Tỷ lệ hấp thụ giảm sút rõ rệt do không tìm được sản phẩm phù hợp, giá cao.
Từ những vấn đề đang đặt ra hiện nay, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đính cho rằng rất cấp bách có nhưng giải pháp đồng bộ nhằm giải cứu thị trường.
Về những giải pháp ngắn hạn, Tiến sĩ Đính cho rằng cần ban hành chính sách đặc thù làm cơ sở để chính quyền các địa phương có thể phê duyệt các dự án đang bị dở dang về thủ tục, tạo nguồn cung mới cho thị trường, giúp thị trường cân bằng, giảm áp lực giá.
Đối với các địa phương, Tiến sĩ Đính cũng cho rằng, lãnh đạo các địa phương cần có thái độ quyết liệt trong việc phê duyệt các dự án bất động sản.
Đối với gói hỗ trợ lãi suất 2% của Chính phủ, cần có phương án để phân bổ công bằng hơn cho các linh vực sản xuất, kinh doanh, trong đó có bất động sản, đặc biệt với những dự án đã hoàn thiện về mặt pháp lý, các dự án nhà ở xã hội…
Đối với lĩnh vực trái phiếu, cần sớm sửa đổi, ban hành quy định về phát hành trái phiếu nhằm khơi thông kênh dẫn vốn cho các doanh nghiệp bất động sản và nhà đầu tư.
Còn đối với vấn đề dòng tiền của doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Văn – Giám đốc Công ty CP Đầu tư Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Hải Phòng cho rằng, cần có các biện pháp ngăn chặn mang tính cục bộ.
Theo đó, với doanh nghiệp, dòng tiền giống như dòng oxi. Siết tính dụng tương đương với siết dòng oxi, không rõ doanh nghiêp sẽ sống sao. Năm 2011, khi siết tín dụng toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng tới 40 ngành, khi DN BĐS gặp ảnh hưởng thì hàng loạt ngành hàng khác chịu ảnh hưởng theo. Hiện nay, thị trường đang lặp lại năm 2011, tại sao vẫn để xảy ra?, ông Văn nhấn mạnh.
Nguyên nhân thị trường BĐS nóng là do đầu cơ, nhưng không hàm nghĩa là khi thị trường nóng thì cấm. Giống như tắc đường, không thể tắc đường là cấm không được đi. Chúng ta cần có cơ chế khai thông, điều tiết luồng giao thông, mở lối cho dòng tiền. Ví dụ như giải quyết cục bộ từng địa phương khi có thông tin quy hoạch. Thông thường sẽ sốt nóng.
Đưa ra giải pháp cho dòng vốn, chính quyền cần kèm theo quy định về thời gian quy định giao dịch, số lần giao dịch… như thế thì mới ngăn chặn được tình trạng 1 miếng đất 1 ngày trao tay tới 7 lần. Chính sách cần ra cho dài hạn, chứ không phải để giải quyết bất cập cục bộ mà ảnh hưởng đến các địa phương khác
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.