Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 18 tháng 2 năm 2019 | 21:54

Cần làm rõ dấu hiệu hồ Tuyền Lâm - Đà Lạt bị "băm nát"

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh của báo chí về tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, xâm lấn vùng lõi Khu Du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt.

images2306323_002.JPG
Thắng cảnh hồ Tuyền Lâm bị "băm nát" - ảnh: NLĐ

Báo chí thời gian gần đây có nhiều bài viết về hiện tượng "băm nát" di tích thắng cảnh hồ Tuyền Lâm, với việc vi phạm trật tự xây dựng, xâm lấn vùng lõi Khu Du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh của báo chí về tình trạng vi phạm Khu Du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/4/2019.

 

UBND TP.Hà Nội sẽ đăng công khai danh mục các dự án chậm triển khai 

UBND TP. Hà Nội tiếp tục rà soát, tổng hợp chính xác các dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố để chỉ đạo thanh tra, xác định vi phạm, phân loại và xử lý vi phạm phù hợp theo quy định.

Qua kết quả giám sát tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn Hà Nội, HĐND TP. Hà Nội đã chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến các dự án chậm triển khai trong thời gian qua, nguyên nhân chính là do thay đổi chính sách đất đai; Điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu; Thị trường bất động sản trầm lắng; Chủ đầu tư không quyết liệt; Quy định không xây dựng nhà cao tầng trong nội đô...
 
HĐND TP. Hà Nội cũng xác định trách nhiệm chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đối với nhóm dự án được giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất chậm 12 tháng. Với nhóm dự án chậm 24 tháng theo tiến độ thực hiện phê duyệt  trách nhiệm thuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư.  Đối với nhóm dự án chậm nguyên nhân điều chỉnh quy hoạch trách nhiệm thuộc về sở Quy hoạch và Kiến trúc.
 
Trước tình hình đó, HĐND TP. Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 15/2018/NQ-HĐND, ngày 06/12/2018, yêu cầu UBND Thành phố tiếp tục rà soát, tổng hợp chính xác các dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố để chỉ đạo thanh tra, xác định vi phạm, phân loại và xử lý vi phạm phù hợp theo quy định.
hoàng-mai2.jpg
Tổng số dự án chậm triển khai, có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn Hà Nội lên tới 383 dự án. (Ảnh minh họa).
Sau rà soát, nếu phát hiện các dự án có sai phạm, UBND Thành phố sẽ đăng công khai danh mục các dự án chậm triển khai, các trường hợp sử dụng đất sai mục đích, vi phạm Luật đất đai trên Cổng giao tiếp điện tử thành phố và các phương tiện thông tin đại chúng định kỳ 6 tháng/lần.
 
Đồng thời, sẽ tiến hành thu hồi các dự án chậm tiến độ vi phạm Luật Đất đai đảm bảo pháp lý, đúng trình tự, thủ tục; Đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với các dự án ngoài ngân sách để triển khai đúng tiến độ, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư, hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả sử dụng đất.
 
Ngoài ra, HĐND Thành phố yêu cầu UBND Thành phố tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiến nghị của kiểm toán về công tác quản lý đất đai, quản lý các dự án sử dụng đất vốn ngoài ngân sách trên địa bàn, nhất là các dự án được gia hạn thời gian sử dụng đất.
 
Bên cạnh đó, hoàn thành công tác thanh tra, kiểm tra 383 dự án (theo báo cáo của các quận, huyện, thị xã), 161 dự án (theo báo cáo của sở Tài nguyên và Môi trường) chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai và xử lý theo quy định.
 
Sau khi UBND Thành phố nghiên cứu, sẽ trình HĐND Thành phố để xem xét điều chỉnh nâng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo quy định của Luật Thủ đô tại kỳ họp gần nhất.
 
Đối với các tổ chức đang có dự án chậm triển khai, có vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai, có dự án xây dựng sai quy hoạch, sai phép sẽ không được giao đất, giao dự án mới. Đồng thời, Thành phố cũng không xem xét gia hạn thời gian sử dụng đất, thời gian nộp tiền sử dụng đất, điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đối với dự án sử dụng đất sai mục đích.
 

Thanh tra Chính phủ kết luận VINAINCON mắc nhiều sai phạm?

Trong kết luận thanh tra dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ việc Tổng Công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) là nhà thầu phụ thực hiện phần C của hợp đồng EPC số 01 nhưng thi công dang dở, thậm chí bán thầu hưởng phí trái quy định.

Hợp đồng EPC số 01 để thực hiện dự án nêu trên đã được Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) ký với Công ty Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) vào tháng 7-2007. Tuy nhiên, sau đó, Tổng giám đốc VINAINCON đã ký văn bản gửi Bộ Công Thương "ngỏ ý" tham gia thực hiện phần C của hợp đồng EPC.

Giá trị phần C theo hợp đồng EPC số 01 là hơn 42,9 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó đã được điều chỉnh tăng lên hơn 58,5 triệu USD (tương đương 1.041 tỉ đồng).

Trong văn bản gửi Bộ Công Thương, doanh nghiệp này khẳng định là đơn vị duy nhất thuộc bộ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và lắp đặt thiết bị dây chuyền công nghệ. Đồng thời, cam kết sẽ bố trí lực lượng, huy động nhân lực, tài chính để đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng, tiến độ của TISCO cũng như MCC, tuân thủ mọi yêu cầu quản lý xây dựng chung của nhà nước.

Ngày 14-5-2009, Thứ trưởng Bộ Công Thương ký văn bản gửi Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS), TISCO nêu rõ: “VINAINCON là doanh nghiệp thuộc bộ, có năng lực và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây lắp các công trình công nghiệp… Bộ Công Thương đề nghị VNS, TISCO xem xét, chấp thuận để VINAINCON được đảm nhận toàn bộ phần công việc xây lắp của gói thầu EPC theo như cam kết của VINAINCON.

Chỉ sau đó 4 ngày, TISCO đã nhanh chóng có văn bản gửi MCC xác nhận về năng lực, kinh nghiệm của VINAINCON để thi công phần C của hợp đồng EPC số 01. Đến cuối tháng 9-2009, TISCO, MCC ký hợp đồng thầu phụ thực hiện phần C với giá tạm tính là gần 43 triệu USD (tương đương khoảng hơn 764,1 tỉ đồng theo đơn giá USD thời điểm đó), thời gian thực hiện là 21 tháng.

gang-thép-thái-nguyên.jpg
Dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (Ảnh: Nguyễn Thảo - bizlive.vn)

 

Sau khi hợp đồng đã ký kết, VINAINCON không thực hiện theo cam kết mà ký 40 hợp đồng giao việc và khoán nhân công với 29 nhà thầu khác (28 nhà thầu Việt Nam và 1 nhà thầu Trung Quốc) với giá trị hơn 505,1 tỉ đồng.

Theo Thanh tra Chính phủ, qua kiểm tra 3 nhà thầu cho thấy VINAINCON chuyển nhượng thầu có thu phí quản lý của các nhà thầu từ 5-10% giá trị hợp đồng. Cụ thể, trong hợp đồng với Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng số 18, VINAINCON đã hưởng gần 882 triệu đồng phí quản lý trên tổng giá trị gói thầu 9,7 tỉ đồng.

Tại hợp đồng với Công ty Cổ phần Xây dựng 203 có giá trị hơn 13,9 tỉ đồng, VINAINCON đã hưởng phí quản lý số tiền gần 698 triệu đồng. Tại hợp đồng với Công ty Cổ phần Thiết bị công nghiệp MAKSTEEL với giá trị hơn 30 tỉ đồng, VINAINCON hưởng phí quản lý hơn 2 tỉ đồng (chiếm 10% hợp đồng).

Cơ quan thanh tra cũng chỉ rõ, VINAINCON và các nhà thầu được VINAINCON giao việc nhưng không thực hiện các điều khoản cam kết trong hợp đồng.

Mối "lương duyên" giữa VINAINCON và TISCO phát sinh vấn đề khi tháng 6-2010, TISCO có văn bản gửi VINAINCON "phàn nàn" về việc công nhân tại công trường rất mỏng, nhiều hạng mục không tổ chức thi công. TISCO đã có nhiều lần gửi văn bản phản ánh với VINAINCON nhưng không có chuyển biến, tiến độ thi công rất chậm, không thể chấp nhận được.

"Kết quả kiểm tra cho thấy TISCO sử dụng số liệu tổng hợp giá trị phần C do VINAINCON lập chi phí phát sinh phần C hơn 15,5 triệu USD không có cơ sở nhưng vẫn trình các bộ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là thiếu trách nhiệm, báo cáo cơ quan có thẩm quyền số liệu không có căn cứ. Cùng MCC ký hợp đồng thầu phụ giao cho VINAINCON, các nhà thầu phụ khác thực hiện phần C và thanh toán phần C theo giá điều chỉnh là hành vi cố ý làm trái quy định của pháp luật về đầu tư, không đúng nội dung hợp đồng EPC" - kết luận thanh tra nêu rõ.

Cơ quan thanh tra cũng kết luận VINAINCON lập dự toán chi phí phát sinh tăng phần C báo cáo TISCO, Bộ Công Thương, Chính phủ không có căn cứ. Không thực hiện đúng trách nhiệm nhà thầu phụ thực hiện phần C theo hợp đồng ký với MCC, TISCO. Bán thầu hưởng phí trái quy định.

Để xảy ra các khuyết điểm, vi phạm nêu trên, Thanh tra Chính phủ khẳng định trách nhiệm thuộc về lãnh đạo Bộ Công Thương; VNS; TISCO và tổng giám đốc, phó tổng giám đốc VINAINCON và các cá nhân có liên quan.

 

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top