Vùng đất Thiên Lộc xưa, Can Lộc (Hà Tĩnh) ngày nay nổi danh là địa linh nhân kiệt với những di sản vô cùng quý giá. Phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ trên nền tảng văn hóa là một trong những mũi đột phá trong mục tiêu, phương hướng mà Đại hội Đảng bộ huyện Can Lộc khóa XXXV đề ra.
Ông Võ Hữu Hào, Chủ tịch UBND huyện đi kiểm tra NTM.
Được bao bọc bởi dãy Hồng Lĩnh phía Bắc và Trà Sơn phía Tây cùng con sông Nghèn với nhiều chi lưu đổ ra Cửa Sót, bao đời nay, vùng đất hội tụ nhiều linh khí này như một cái nôi nuôi dưỡng biết bao thi nhân hiền tài, nhà văn hóa, nhà khoa học và những người anh hùng làm rạng danh non sông. Ít có địa phương nào ở Hà Tĩnh hội đủ các loại hình du lịch phong phú như Can Lộc. Một chùa Hương Tích xứng danh “Hoan Châu đệ nhất danh lam”. Một Ngã ba Đồng Lộc với bản hùng ca cách mạng của thế hệ thanh niên xung phong Hà Tĩnh và cả nước. Một Ngã ba Nghèn quật khởi tinh thần Xô Viết - Nghệ Tĩnh những năm đầu…
Phát huy tiềm năng, giá trị vô giá từ các di tích văn hóa - lịch sử, kết hợp với các loại hình du lịch sinh thái, Can Lộc đã tập trung đầu tư, cải thiện môi trường du lịch để đưa ngành “công nghiệp không khói” của huyện cất cánh.
Can Lộc cũng là một trong những huyện đầu tiên giành chính quyền sớm nhất ở Hà Tĩnh năm 1945 và là nơi nuôi dưỡng, hun đúc khí tiết cho những người con của quê hương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: La Thị Tám, Nguyễn Tri Ân, Phan Như Cẩn, Nguyễn Xuân Lực, 10 cô gái Đồng Lộc… Làng Hạ Lội, xã Tiến Lộc nghèo khó với những người dân bình dị nhưng những ngày cao điểm của năm 1968 đã làm nên huyền thoại K130: 130 ngôi nhà được dỡ ra để lát đường và nhường đường cho 130 chiếc xe chở hàng phục vụ chiến trường miền Nam đánh Mỹ.
Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của quê hương, với kết quả đạt được, Đảng bộ và nhân dân Can Lộc đang từng bước hiện thực hóa những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, biến vùng đất địa linh nhân kiệt thành địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách gần xa, góp phần vào sự phát triển của quê hương Hà Tĩnh. Hàng năm, du lịch Can Lộc thu hút hàng trăm ngàn lượt khách trong nước về tham quan, thắp hương tưởng niệm, góp phần tạo thêm nguồn thu hàng tỷ đồng/năm, đặc biệt là giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.
Trong 5 năm qua, huyện đã huy động, kêu gọi được hàng trăm tỷ đồng để nâng cấp, phục hồi nhiều di tích như: Khu di tích Xô Viết ngã ba Nghèn, chùa Hương Tích, đền thờ Đặng Tất - Đặng Dung, Ngô Phúc Vạn, Phan Kính, Nguyễn Thiếp, Hà Tôn Mục, nhà tưởng niệm liệt sĩ Cầu Nhe, nhà lưu niệm Xuân Diệu, đền Linh Nha… Dự án cabin cáp treo chùa Hương với tổng mức đầu tư trên 150 tỷ đồng đã phát huy hiệu quả. Lễ hội chùa Hương Tích và lễ hội Đồng Lộc trở thành các sự kiện văn hóa thường niên của huyện.
“Tập trung phát triển dịch vụ du lịch, thương mại; đẩy mạnh xã hội hóa để nâng cao chất lượng theo hướng chuyên nghiệp hóa công tác quản lý, dịch vụ và xây dựng các sản phẩm du lịch; kết hợp dịch vụ du lịch với thương mại, đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm dịch vụ du lịch trên cơ sở ưu tiên các trọng tâm, trọng điểm (khu du lịch chùa Hương, khu di tích Đồng Lộc...), chắc chắn du lịch vẫn là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện trong những nhiệm kỳ tiếp theo”, ông Võ Hữu Hào, Chủ tịch UBND huyện Can Lộc, nhấn mạnh.
Can Lộc phấn đấu phát triển ngành du lịch, thương mại và dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn, đến năm 2020 chiếm tỷ trọng trên 40% trong cơ cấu kinh tế; tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống nhằm tạo ra các sản phẩm đặc sắc của địa phương… |
Thanh Tâm
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.