Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 7 tháng 10 năm 2017 | 1:46

CC cao tầng vi phạm quy định PCCC:​ Cần xử lý mạnh

Qua kiểm tra rà soát, thống kê của cơ quan chức năng, tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh hiện có nhiều nhà cao tầng chưa hoàn thiện các hạng mục về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) nhưng vẫn được chủ dự án đưa vào vận hành. Đặc biệt, trên địa bàn TP.Hà Nội vẫn còn 60/79 chung cư cao tầng vi phạm các quy định về PCCC.

Dự án Sun Square tọa lạc tại số 21 Lê Đức Thọ một trong những tòa nhà cao tầng vi phạm công tác PCCC.

Dẫn đầu danh sách 60 chung cư cao tầng vi phạm PCCC là Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên với 13 tòa vi phạm. Cụ thể là, tòa nhà VP3, VP5, VP6 (bán đảo Linh Đàm); Tòa CT1, CT2, CT3, CT4, CT6 (KĐT Xa La, phường Phúc La); Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp (phường Phúc La); chung cư cao tầng CT11 (KĐT Kim Văn - Kim Lũ); tòa nhà CT5 (đường 70, thôn Yên Xá, xã Tân Triều); tòa nhà CT8, CT10 (Tả Thanh Oai).

Trong danh sách này còn có các tòa chung cư của nhiều ông lớn trong làng bất động sản như: Trung tâm thương mại và nhà ở cao tầng (Số  27 Lạc Trung, Vĩnh Tuy) của Công ty TNHH một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội; Chung cư CT1, CT2, 3 (KĐT Dream Town, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm) của Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng Đại Mỗ; nhà ở chung cư cao tầng CT2B, nhà ở chung cư cao tầng CT2C, CT1A, CT1B (KĐT mới Nghĩa Đô, phường Cổ Nhuế 1) của Công ty cổ phần Đầu Tư và xây dựng số 1 Hà Nội.

Ngoài ra, có thể kể đến một số cái tên mới nổi như : Chung cư CT5B (Tổ dân phố Mễ Trì Thượng, Nam Từ Liêm) của Công ty cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội; Chung cư CT3A (KĐT Mễ Trì Thượng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 68); Dự án đầu tư xây dựng tổ hợp công trình dịch vụ công cộng văn phòng và nhà ở (Tòa nhà Sun Square, số 21 đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2) của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Thăng Long; Chung cư CT1 Usilk City (La Khê - Hà Đông của Công ty CP Sông Đà Thăng Long; Tòa nhà Golden West (Lô 2.5 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) của Công ty CP phát triển thương mại Việt Nam;…

Đặc biệt, tòa nhà Golden West  không những không đảm bảo an toàn về PCCC, chủ đầu tư còn tự ý thay đổi kết cấu tòa nhà. Cụ thể, theo thiết kế được duyệt vào năm 2014, dự án Golden West được thiết kế có 58 ô thoáng nằm rải rác ở các tầng tòa nhà. Nhưng tới nay, chủ đầu tư đã cố tình đổ kín sàn bê tông ô thoáng các tầng với mục đích biến ô thoáng thành căn hộ để bán. Hành động này dẫn đến việc cư dân xuống đường biểu tình, khiếu kiện kéo dài.

Trên thực tế, một số chủ đầu tư đã cam kết giao nhà đúng hạn cho khách hàng, nên tìm mọi cách để đưa vào vận hành các tòa cao ốc không đảm bảo quy định về PCCC. Thêm vào đó, một số người dân khi đi nhận căn hộ chưa ý thức được sự quan trọng trong công tác PCCC mà chỉ tập trung kiểm tra bên trong căn hộ của mình, ít ai quan tâm kiểm tra các hạng mục chung của tòa nhà, nhất là hạng mục về PCCC.

Ghi nhận thực tế của phóng viên tại tòa nhà Sun Square (số 21 đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2) mặc dù chưa được nghiệm thu PCCC nhưng chủ đầu tư đã cho người dân vào sinh sống. Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Văn Lộc, người dân đang sinh sống tại tòa nhà cho biết: “Khi tôi đi nhận nhà thứ tôi quan tâm đầu tiên là bên trong căn hộ của mình có đúng thiết kế như quảng cáo hay không, view có đẹp không, nội thất như thế nào còn vấn đề PCCC hoàn thiện sau cũng được”.

Trước thực tế trên, có thể xem những hành vi vi phạm an toàn PCCC của các chủ đầu tư không chỉ thể hiện sự coi thường pháp luật mà còn coi thường cả tính mạng người dân; vi phạm Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Nghị định này quy định: Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã, được thẩm duyệt về PCCC, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu PCCC. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào việc xử phạt hành chính thì dường như chưa đủ sức răn đe, vì vậy chính quyền, ngành chức năng cần có biện pháp mạnh đối với các chủ đầu tư,  tránh “nhờn luật”. Song song đó, người dân cần hiểu rõ tầm quan trọng của công tác PCCC, kiểm tra các hạng mục trước khi nhận căn hộ.

Thanh Xuân

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top