Các nhà lãnh đạo châu Phi đã có cuộc họp tại Niger, nhằm thúc đẩy hoạt động của Khu vực thương mại tự do châu lục.
Sau 4 năm đối thoại, Thỏa thuận thành lập Khu vực Thương mại tự do châu Phi (AfCFTA) đã đạt được vào tháng 3 vừa qua. Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi tại Niger nhằm công bố thời điểm hoạt động giao dịch thương mại bắt đầu, cách thức hoạt động và quốc gia đặt trụ sở chính. Trong hội nghị cũng chứng kiến Nigeria và Benin tham gia kí thỏa thuận. Eritrea hiện là quốc gia Liên minh châu Phi duy nhất chưa ký kết thỏa thuận lịch sử này.
52/55 quốc gia thành viên AU đã ký hiệp định thành lập AfCFTA tại thủ đô Kigali của Rwanda. (Ảnh: Reuters) |
Phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Ai Cập đồng thời là nước Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Phi Abdel Fattah al-Sisi khẳng định, thế giới đang hướng về châu Phi. Khu vực thương mại tự do là một bước đi quan trọng, sẽ giúp tăng cường vị thế đàm phán của châu Phi trên trường quốc tế.
Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AUC) Moussa Faki Mahamat cũng khẳng định: “Khu vực thương mại tự do châu Phi được thiết lập vào tháng 3 là khu vực trao đổi lớn nhất thế giới. Châu Phi với dân số là 1 tỉ 217 triệu người sẽ đạt 1,7 tỉ vào năm 2030 và 2,7 tỷ người vào năm 2050. Chiếm 26% dân số lao động của thế giới và gần 70% dân số dưới 30 tuổi, trong đó hơn một nửa là phụ nữ. Điều này cho thấy sức mạnh tổng hợp của châu lục”.
Kim ngạch thương mại giữa các nước châu Phi hiện chỉ chiếm 16% tổng kim ngạch hàng hóa và dịch vụ, quá thấp so với tỷ lệ 65% trong hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Âu.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…