Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 7 năm 2019 | 15:46

Châu Thành (Đồng Tháp): Cho ở nhờ nhưng không trả lại đất

Tòa án Nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã ra Bản án số 26/2019/DS-ST ngày 25/6/2019 tuyên xử buộc bà Lê Thị Giang và ông Lê Văn Vinh phải trả lại diện tích đất đang ở không hợp pháp cho ông Trần Thiện Kim

Ngày 25/6/2019, Tòa án Nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã mở phiên tòa xét xử tranh chấp dân sự về quyền sử dụng đất, yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Đáng nói là, trong vụ án dân sự này, từ chỗ được cho ở nhờ nhưng không trả mà còn muốn sử dụng lâu dài.

Cụ Trần Văn Quế (ông nội Trần Thiện Kim) có đất hợp pháp tại ấp Tân Thuận, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Năm 1994, ông Trần Văn Tâm kê khai, đăng ký và được UBND huyện Châu Thành cấp GCNQSDĐ, số vào sổ 02857/QSDĐ/B3 ngày 14/9/1994, tổng diện tích 46.807m2, gồm nhiều thửa, trong đó có thửa 595, tờ bản đồ số 1, diện tích 1.500m2.

Ngày 28/01/2005, ông Trần Văn Tâm mất, con trai duy nhất của ông Tâm là ông Trần Thiện Kim được thừa kế toàn bộ tài sản và đất đai của gia đình. Năm 2005, gia đình ông Kim có thỏa thuận đổi gần 1.000m2 đất với trạm thủy sản huyện Châu Thành nên thửa số 595, tờ bản đồ số 1 còn lại 531m2, GCNQSDĐ do ông Trần Thiệm Kim đứng tên, số vào sổ H00248 do UBND huyện Châu Thành cấp ngày 15/6/2005.

67432497_2155775387877784_7332127864310988800_n.jpg
66641896_593416354520262_3480774378671570944_n.jpg
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho ông Trần Thiện Kim

Trên diện tích đất này, trước đây ông Trần Văn Quế (ông nội Trận Thiện Kim) có cho bà Lê Thị Lai ở nhờ, cất nhà ở vì bà Lai là công nhân cho lò gạch Phước Hòa của gia đình ông Trần Thiện Kim. Diện tích bà Lai được cho mượn khoảng 50m2, hai bên giao kết khi nào bà Lai không làm công nhân cho lò gạch của gia đình ông Kim nữa sẽ trả lại. Trong thời gian sử dụng đất, bà Lai có lấn thêm và xây một căn nhà khoảng 100m2 cho con gái là Lê Thị Giang ra ở riêng.

Năm 2008, và Giang và bà Lai sửa chữa, xây dựng lại nhà, ông Trần Thiệm Kim báo cáo chính quyền địa phương lập biên bản đình chỉ việc xây dựng vì đó là đất hợp pháp của gia đình ông Kim chứ không phải của gia đình bà lai và bà Giang. Năm 2009, bà Lai mất, căn nhà và đất của bà Lại do con trai bà là ông Lê Văn Vinh quản lý, sử dụng cho đến nay. Qua đo đạc thực tế của các bên và chính quyền, phần đất hiện tại bà Lê Thị Giang đang sử dụng là 172,3m2, ông Lê Văn Vinh đang sử dụng 295,4m2

66364056_1010875295766388_2693398343786168320_n.jpg
Căn nhà bà Lê Thị Giang trên đất ông Trần Thiện Kim

Ông Trần Thiện Kim đã khởi kiện và yêu cầu bà Lê Thị Giang và ông Lê Văn Vinh phải di dời, trả lại phần đất hợp pháp cho gia đình ông trong thửa đất 595, tờ bản đồ số 1 mà gia đình ông Kim đã được UBND huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp cấp GCNQSDĐ. Trong sự việc này, ông Trần Thiện Kim đã đồng ý, tự nguyện hỗ trợ cho bà Lê Thị Giang một nền nhà diện tích 63m2 tại ấp Tân Hòa, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp và 124 triệu đồng tiền mặt. Bên cạnh đó, hỗ trợ ông Lê Văn Vinh một nền nhà diện tích 62m2 tại ấp Tân Hòa, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp và 76 triệu đồng tiền mặt.

66703662_437426423765597_5991634825671344128_n.jpg
64865767_466986503865627_8615222762438393856_n.jpg
66700505_352279115450694_3499911202459353088_n.jpg
Bản án số 26/2019/DS-ST ngày 25/6/2019 của TAND huyện Châu Thành

Với những chứng cứ và dựa vào các quy định của luật pháp, Tòa án Nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã ra bản án số 26/2019/DS-ST ngày 25/6/2019 tuyên xử buộc bà Lê Thị Giang và ông Lê Văn Vinh phải trả lại diện tích đất đang ở không hợp pháp cho ông Trần Thiện Kim. Đây là bản án hợp tình, hợp lý, Tòa án Nhân dân huyện Châu Thành đã căn cứ vào các tư liệu có tính thuyết phục để tuyên án. Tuy nhiên, hiện nay bà Lê Thị Giang vẫn tập hợp vật liệu xây dựng có ý định sửa chữa, xây cất trên đất của ông Trần Thiện Kim. UBND xã Tân Nhuận Đông đã đến lập biên bản, đề nghị bà Giang giữ nguyên hiện trạng, không được xây cất mới trên phần đất đang tranh chấp. Chính quyền xã Tân Nhuận Đông cần hướng dẫn để người dân thực đúng quyền lợi và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật, có biện pháp xử lý nếu công dân vẫn vi phạm. Hơn nữa, cần có biện pháp việc các bên liên quan ngụy tạo ra các chứng cứ làm vụ án thêm phức tạp.

66622084_3415571358468816_657509740116443136_n.jpg
66856560_660921621074494_5099630561366900736_n.jpg
Chính quyền xã Tân Nhuận Đông lập biên bản yêu cầu bà Lê Thị Giang không được xây cất, thay đổi hiện trạng đất

Đến ngày 9/7/2019, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Châu Thành đã có quyết định kháng nghị phúc thẩm bản án số 26/2019/DS-ST ngày 25/6/2019 tuyên xử buộc bà Lê Thị Giang và ông Lê Văn Vinh phải trả lại diện tích đất đang ở không hợp pháp cho ông Trần Thiện Kim. VKSND huyện Châu Thành đã nhận định nội dung của vụ án chưa phù hợp với luật đất đai và cho rằng rằng phải cấp GCNQSDĐ cho ông Lê Văn vinh và bà Lê Thị Giang. Liệu đây có phải là nhận định thiếu căn cứ của VKSND huyện Châu Thành. Cần biết rằng, đất của ông Lê Văn Vinh và bà Lê Thị Giang là đất được người khác cho ở nhờ để sinh sống, không có bất cứ một dẫn chứng nào về việc ông Vinh và bà Giang có quyền sở hữu thửa đất đang ở. Trong khi đó, ông Trần Thiện Kim có đầy đủ chứng cứ về nguồn gốc sở hữu hợp pháp thửa đất số 595, tờ bản đồ số 1 và đã được cấp giấy CNQSDĐ hoàn toàn đúng với quy định. Việc VKSND huyện Châu Thành nhận định cần phải cấp GCNQSDĐ cho ông Vinh và bà Giang có lẽ chưa đủ cơ sở pháp lý.


Nhóm PV
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top