Chi Lăng là huyện có diện tích na lớn nhất tỉnh Lạng Sơn. Để nâng cao giá trị sản phẩm, huyện chú trọng các biện pháp sản xuất na theo hướng nông nghiệp tốt (VietGAP).
Tăng cả chất và lượng
Dịp vừa rồi, gia đình chị Lương Thị Huê (thôn Nam Lân 2, xã Y Tịch) tập trung chăm sóc, bón phân, cắt tỉa cành cho cây na. Chị cho biết: Hiện gia đình có 2000 cây na, trong đó 1.300 cây đã cho thu hoạch. Để nâng cao giá trị, từ năm 2018, gia đình trồng 700 cây theo quy trình VietGAP, còn lại trồng theo tiêu chuẩn na an toàn. Qua đó, năng suất, chất lượng tăng lên, đạt trên 15 tấn, tăng gần 6 tấn so với năm 2017.
Nhận thấy hiệu quả, năm 2019, gia đình mở rộng trồng na VietGAP thêm 300 - 500 cây. Trồng theo tiêu chuẩn này, na đảm bảo an toàn, được chứng nhận kiểm định của cơ quan chuyên môn, có tem truy xuất nguồn gốc… Cùng với đó, na ít sâu bệnh và giá trị kinh tế cao hơn”.
Y Tịch hiện có khoảng 300ha na. Từ năm 2017, xã đã thành lập 4 tổ trồng na an toàn. Năm 2019, xã dự kiến trồng thêm khoảng 10ha theo tiêu chuẩn VietGAP và xây dựng thành các vườn mẫu.
Tại thị trấn Chi Lăng, hiện có trên 370ha na, trong đó có gần 10ha na trồng theo quy trình VietGAP. Năm 2019, thị trấn sẽ mở rộng thêm khoảng 10ha theo tiêu chuẩn VietGAP; diện tích còn lại tập trung sản xuất na an toàn.
Kết nối với doanh nghiệp
Ngoài sự chủ động của các xã, thị trấn của huyện Chi Lăng, các doanh nghiệp cũng quan tâm đầu tư phát triển na an toàn, na theo tiêu chuẩn VietGAP.
Bà Trịnh Tú Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ nông nghiệp An Đô (quận Hoàng Mai, Hà Nội), cho biết: Công ty đã làm việc với các phòng chuyên môn của huyện, từ đó tiếp cận và sẵn sàng cung ứng cho nhà vườn trồng na các sản phẩm về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt côn trùng đảm bảo an toàn theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.
Chi Lăng có trên 1.600ha na (sản lượng đạt 16.000 tấn, giá trị kinh tế đạt trên 600 tỷ đồng) tập trung ở 8 xã, thị trấn. Để phát triển na theo hướng sản xuất an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP, những năm gần đây, chính quyền, ngành chuyên môn huyện đã tổ chức tập huấn kỹ thuật; xây dựng mô hình vườn mẫu, hỗ trợ bẫy bả ruồi vàng; tổ chức ký cam kết với người dân thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn na an toàn…
Từ năm 2018 đến nay, Chi Lăng đã xây dựng được 7 vườn mẫu tại các xã Quang Lang, Chi Lăng và các thị trấn Chi Lăng, Đồng Mỏ, mở rộng thêm 50ha trồng na theo VietGAP tại các xã Mai Sao, Chi Lăng;… Hết năm 2018, toàn huyện phát triển được gần 140ha na VietGAP, 5ha na GlobalGAP, 1.100ha na an toàn. Năm 2019, huyện mở rộng thêm ít nhất 50ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Vi Nông Trường, Phó chủ tịch UBND huyện Chi Lăng, cho biết: Để phát triển sản xuất na theo quy trình VietGAP, na an toàn, huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn tập trung kết nối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp liên quan đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ; xây dựng các vườn mẫu để tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm; vinh danh người dân sản xuất na theo tiêu chuẩn VietGAP...
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.