Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 5 năm 2022 | 21:22

"Chìa khóa" mở cửa thị trường châu Âu cho hàng nông sản Việt

Để xuất khẩu vào châu Âu, nông sản Việt Nam không chỉ đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật mà cần được sản xuất và chế biến đảm bảo tuân thủ quy định, khuyến nghị về thương mại và phát triển bền vững.

Việt Nam có nhiều lợi thế và tiềm năng cho phép phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững, đa ngành, đa canh với nhiều loại nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn.

 

ns.jpg

Ảnh minh họa.

Chưa chiếm đến 1% giá trị nhập khẩu của EU

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết Việt Nam đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản, theo đó cơ cấu của ngành hàng này sang các châu lục có sự chuyển dịch rõ nét với tỷ trọng xuất khẩu sang châu Âu và châu Mỹ gia tăng.

Cụ thể, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang châu Âu (năm 2021) có tốc độ tăng trưởng cao trên 17% (so với năm 2020) và đạt 303 triệu USD.

Về lý thuyết, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã mở rộng cơ hội xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, khi thuế nhập khẩu được bãi bỏ với hầu hết các mặt hàng này đồng thời tạo lợi thế vượt trội về giá bán. Song trên thực tế, nhóm hàng gia vị và rau quả của Việt Nam hiện chiếm chưa đến 1% tổng giá trị nhập khẩu về mặt hàng này của châu Âu.

Nhóm nghiên cứu của VCCI chỉ ra những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang châu Âu, bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Thêm vào đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn thiếu thông tin về nhu cầu, thị hiếu thị trường cũng như kênh tiếp cận khách hàng châu Âu. Mặt khác, sự nhận diện thương hiệu của các mặt hàng gia vị, rau quả của Việt Nam tại thị trường châu Âu hiện chưa đủ sức cạnh tranh. Thêm vào đó, năng lực, tiếng nói chung của ngành hàng vẫn còn chưa mạnh.

Bà Vũ Thị Quỳnh Hoa, Giám đốc Quốc gia của Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho biết ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước được công nhận đạt các tiêu chuẩn quốc tế về xuất khẩu.

Bà khuyến nghị các doanh nghiệp cần chú ý bên cạnh các tiêu chuẩn về phương pháp sản xuất và sản phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng/người sản xuất và hệ sinh thái tự nhiên, thì các tiêu chuẩn như Fairtrade là yêu cầu khắt khe đối với các chính sách và thực hành của doanh nghiệp trong việc đảm bảo bình đẳng giới, môi trường bền vững, quyền lợi cho người lao động. Thêm vào đó, các tiêu chuẩn có mục tiêu cao nhất là phát triển bền vững và đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất.

“Do đó, bên cạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước thực hành tiêu chuẩn trong các lĩnh vực trên, Oxfam sẽ hỗ trợ các đơn vị này kết nối đa bên từ các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu của ngành hàng gia vị, rau quả,” bà Hoa nói.

Hỗ trợ nông sản Việt vào "trời Âu"

Để thúc đẩy hơn nữa việc xuất khẩu nông sản Việt vào châu Âu, VCCI đã phối hợp với Oxfam xây dựng Dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành rau quả và gia vị Việt Nam - SFV-Export." Dự án được Liên minh châu Âu cung cấp 80% nguồn kinh phí để thực hiện triển khai trong 2 năm (năm 2022 và 2023).

Mục tiêu của dự án tập trung vào việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng doanh số xuất khẩu thông qua việc tuân thủ các quy định và cơ hội tiếp cận, kết nối kinh doanh trên thị trường EU.

SFV-Export sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành (bao gồm các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà cung cấp và các doanh nghiệp khác) thông qua các nhóm hoạt động: Hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu giúp doanh nghiệp tuân thủ và được chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (như IFS, BRC và chứng nhận Fairtrade); hỗ trợ hoạt động marketing, cung cấp thông tin về thị trường, kết nối với các đối tác tiềm năng; số hóa các hỗ trợ kỹ thuật và xúc tiến thương mại trên nền tảng số chuyên biệt; hỗ trợ cải thiện chính sách và thực hành tốt liên quan đến người lao động, bình đẳng giới và bảo vệ môi trường; thúc đẩy hợp tác đa bên để nâng cao năng lực ngành và quảng bá nông sản Việt Nam.

Với tư cách là Trưởng nhóm tư vấn trong nước (DAG) Việt Nam trong Hiệp định EVFTA, Giám đốc dự án SFV-Export, bà Trần Thị Lan Anh, Tổng Thư ký VCCI, nhấn mạnh ngành rau quả và gia vị đang thuộc top đầu lĩnh vực được hưởng ưu đãi thuế quan từ hiệp định EVFTA khi xuất khẩu vào EU.

“Tuy nhiên, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm nông sản Việt Nam cần được sản xuất và chế biến-bảo quản đảm bảo tuân thủ những quy định, khuyến nghị về thương mại và phát triển bền vững của Hiệp định EVFTA,” bà Lan Anh khuyến cáo./.

 

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top