Thời điểm này, Tập đoàn TH là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam có thể tự chủ động nhập phôi đông lạnh bò sữa cao sản, áp dụng công nghệ cấy chuyển phôi phân ly giới tính cho ra đời đàn bò sữa cao sản có năng suất vượt trội, gấp đôi năng suất thông thường.
Nghi lễ trao vòng hoa các “cô” bò khỏe mạnh, cho ra đời dòng sữa chất lượng cao tại trang trại bò của Tập đoàn TH.
Tiên phong phát triển công nghệ phôi
Sau 8 năm triển khai dự án, Tập đoàn TH đã xây dựng trang trại bò sữa ứng dụng công nghệ cao lớn nhất châu Á với quy mô 45.000 con bò. Để phát triển đàn bò cao sản, tập đoàn đã phát triển công nghệ phôi với mong muốn nhân giống nhanh, đảm bảo chất lượng gen tốt.
Theo đó, tập đoàn đã chủ động nhập phôi đông lạnh bò sữa cao sản, áp dụng công nghệ cấy chuyển phôi phân ly giới tính cho ra đời đàn bò sữa cao sản có năng suất vượt trội 12-13 tấn/chu kỳ/năm, gấp đôi năng suất thông thường. Tới thời điểm hiện tại, Tập đoàn TH là đơn vị chăn nuôi duy nhất tại Việt Nam làm chủ được công nghệ này.
Ông Tal Cohen, Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm sữa TH (trang trại TH), cho biết, trang trại TH hiện có chương trình bò giống khá lớn, sử dụng công nghệ cấy phôi và tinh giới tính nguồn từ các đàn bò hàng đầu thế giới, mang đến Việt Nam nguồn gen di truyền phù hợp với điều kiện địa lý, khí hậu.
Công nghệ phôi là công nghệ tạo ra những đàn con một lúc kết hợp được hai đặc tính cao sản của con đực (bố) và con cái (mẹ), giúp cho chương trình chọn lọc nhân giống nhanh đạt được mục tiêu. |
Công nghệ cấy chuyển phôi phân ly giới tính do kỹ thuật viên của trang trại TH thực hiện, điểm đặc biệt là chỉ tiêu GTPI (Genomic total performance index: Chỉ số hiệu suất di truyền) của đàn bò TH đạt rất cao: 2.600. Đây là chỉ tiêu đánh giá tổng thể tiềm năng của bò về sữa, sinh sản, ngoại hình, khả năng chống đỡ bệnh và khả năng di truyền các chỉ tiêu này cho thế hệ sau. Các chuyên gia đánh giá, đây là chỉ tiêu rất hiếm, bình quân đàn bò sữa thế giới chỉ có 1% số bò đạt được chỉ số này, riêng ở trang trại TH, tỷ lệ này lớn hơn 2,5%.
Với bê đực sinh ra từ công nghệ này - là những bê đực giống cao sản, có giá trị cao về tiềm năng di truyền và hiệu quả kinh tế qua chỉ tiêu GTPI (đã được đánh giá khi mới sinh ra thông qua quá trình phân tích gen)- Tập đoàn TH đã tặng Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương, Viện Chăn nuôi Quốc gia để làm giống ngày 30/12/2016 với mục tiêu sản xuất tinh đông lạnh phục vụ cho chương trình cải tạo đàn bò sữa trong nước.
Chủ động nhân giống bò cao sản
Đánh giá cao việc tiếp cận và làm chủ công nghệ phôi mà Tập đoàn TH đã thực hiện thành công, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), nhận xét: Chúng ta lại thấy thêm kỳ tích nữa đối với ngành chăn nuôi bò sữa trong nước khi gần 500 bê con sinh ra từ công nghệ cấy chuyển phôi đông lạnh phân ly giới tính bởi các kỹ thuật của TH, đạt tỷ lệ thành công trên 51%. Đây là tỷ lệ đáng mơ ước đối với bất kỳ nước nào khi áp dụng công nghệ này.
Như vậy, trong vài năm tới, Việt Nam sẽ có đàn bò sữa hạt nhân cao sản của Mỹ được sinh ra tại TH với tiềm năng, năng suất vượt trội, đạt 12-13 tấn/chu kỳ, tương đương với đàn bò sữa cao sản của Mỹ và Israel. Khi làm chủ được công nghệ phôi (công nghệ sản xuất phôi tươi, phôi đông lạnh và cấy truyền phôi), TH sẽ chủ động sản xuất nhân thuần giống bò cao sản, có nguồn gốc từ Mỹ.
“Đây cũng là nguồn gen quý để cải tạo đàn bò sữa Việt Nam sau này”, ông Hoàng Thanh Vân nói.
Là người tâm huyết nghiên cứu về cấy chuyển phôi cho gia súc lớn từ 12 năm qua, ông Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Gia súc lớn, đánh giá, thành tựu của Tập đoàn TH đạt được có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành chăn nuôi bò sữa trong nước bởi sẽ thúc đẩy chương trình chọn lọc, cải tiến đàn bò sữa trong toàn quốc thông qua sử dụng tinh của bò đực giống được sinh ra từ công nghệ phôi của trang trại TH; nâng cao khả năng chống chịu được khí hậu khắc nghiệt ở nước ta vì bê đực giống được sinh ra ở Việt Nam nên khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường Việt Nam.
P.V
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.