Cả nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia với phương châm "chủ động, quyết tâm, sáng tạo, quyết liệt và hiệu quả".
Các Bộ, ngành, địa phương phấn đấu năm 2018 có ít nhất 54 huyện và 39% xã đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, bình quân tiêu chí/xã tăng thêm ít nhất 0,5 tiêu chí/xã so với năm 2017, số xã đạt dưới 5 tiêu chí là dưới 60 xã, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn tiếp cận đa chiều) giảm 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%.
Để đạt được mục tiêu và với phương châm nêu trên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ liên quan sát sao việc ban hành danh sách huyện nghèo và huyện thoát nghèo, quy định về đầu tư công.
Xây dựng chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu cấp huyện
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu cấp huyện, nghiên cứu quy định về thôn bản nông thôn mới; hướng dẫn nhân rộng các mô hình điển hình về xây dựng nông thôn mới.
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo và các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương việc tổ chức một số hội nghị chuyên đề về: huyện nông thôn mới kiểu mẫu; giảm nghèo vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng núi, vùng nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; nhân rộng mô hình giảm nghèo, sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng, vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa.
Năm 2018 phải xử lý xong nợ đọng xây dựng cơ bản
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương tập trung thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, chất thải, chú ý ở vùng nông thôn, miền núi.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là việc phân bổ, huy động nguồn lực, giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới. Trong năm 2018 phải xử lý xong nợ đọng xây dựng cơ bản và không phát sinh nợ mới.
Các Bộ, ngành, địa phương bảo đảm việc bố trí vốn từ ngân sách; đẩy mạnh việc huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, từ chương trình tín dụng chính sách xã hội; sử dụng hiệu quả nguồn lực; tiếp tục triển khai sâu rộng và thiết thực phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động, tích cực cùng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chuẩn bị và tổ chức phát động Tháng cao điểm vì người nghèo từ ngày 17/10 đến ngày 17/11/2018 và Chương trình truyền hình trực tiếp “Ngày vì người nghèo, vào ngày 17/10/2018 với danh nghĩa Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan tổ chức tốt giải báo chí năm 2018 về nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo các địa phương quan tâm, tham mưu cho lãnh đạo địa phương cùng cấp về định hướng, kế hoạch, giải pháp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2018 và các năm tiếp theo; thực hiện tốt việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo yêu cầu của các cơ quan chủ chương trình...
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.