Biệt thự tiền tỉ, như sống giữa “ốc đảo”
Trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Thị Liên, chủ sở hữu ngôi biệt thự N04 B tại khu đô thị mới xã Mễ Trì, lo lắng: Dù sắp đến ngày tân gia nhà mới nhưng đến nay hệ thống điện, nước cũng như con đường dẫn vào nhà vẫn chưa biết đến bao giờ xong.
Theo chị Liên, thì: Ngôi nhà N04 B được chủ đầu tư là Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội bàn giao từ tháng 8.2009, theo bản thiết kế quy hoạch thì trước cửa dãy nhà có đường ô tô đi lại dễ dàng nhưng đến nay con đường vẫn còn xa “tít tắp”, đến vỉa hè làm lối đi tập thể vẫn lổm nhổm sỉ, gạch đá bừa bãi.
Bên cạnh nhà chị Liên, căn biệt thự tiền tỷ nhà ông Đỗ Duy Chính cũng đang “ngớp ngoải” tương tự, do rất cấp bách về nhu cầu nhà ở, sau khi mua nhà với mong muốn hoàn thiện sớm ngôi nhà để về sinh sống nhưng mọi cố gắng đến giờ gần như “vô vọng” bởi ngõ ra vào nhà ông đang trong tình trạng “rào trước, chắn sau”.
“Khi mua nhà, chúng tôi được chủ đầu tư cung cấp bản thiết kế căn nhà, quy hoạch với đầy đủ đường đi, gara ôtô trong nhà,…thì mới mua. Giờ nhà đã nhận bàn giao hơn 1 năm đường vẫn chưa thấy đâu. Cũng nhiều lần liên hệ với phía Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội yêu cầu giải quyết triệt để nhưng câu trả lời vẫn là…chờ!!!. Trước tình trạng trên, tôi cũng đành buông suôi cùng dự án, đã có lúc gia đình lục đục vì nó, mà cách giải quyết thì duy nhất cũng chỉ còn biết…chờ theo họ”
Không chỉ thế, chị Nguyễn Thị T cũng tỏ ra vô cùng bức xúc khi mỗi lần hỏi nhân viên của Công ty này về việc hoàn thiện nốt dự án, đều được họ trả lời một cách vu vơ, đùa cợt rằng: “Bán ôtô đi tạm bằng xe máy, mua xe máy mà đi…”
Cơ sở hạ tầng khu đất lầy lội. |
Chờ đến bao giờ?
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở để bán tại xã Mễ Trì (Từ Liêm) có tổng diện tích gần 3.800m2 do Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư. Theo đó, dự án có 23 căn hộ được xây dựng và bàn giao phần thô cho khách mua nhà từ năm 2009.
Theo thiết kế mỗi căn nhà ở đây đều có hệ thống điện, nước được cấp theo mạng kinh doanh. Tuy nhiên, từ khi về đây sống, để có nước sinh hoạt, điện các hộ đều phải tự thiết kế riêng bằng cách xin đấu nối với các hộ dân liền kề ở thôn Mễ Trì thượng.
Chị Nga quê Sơn La cho hay: Kể từ khi chuyển về đây sống (năm 2009), điện sinh hoạt phải đấu tạm bợ theo hệ thống điện phục vụ dự án, còn nước sinh hoạt thì bỏ tiền nhờ vả người dân thôn Mễ Trì thượng với giá cao gấp 3 – 4 lần so với giá thông thường”
Theo mục sở thị của phóng viên, chính sự bất cập trong hạ tầng kỹ thuật của dự án, khiến cho cuộc sống của những gia đình chuyển đến đây rơi vào cảnh tạm bợ. Nhà không đánh số, điện, nước mắc nhờ nằm lăng nhăng, ngổn ngang trên đường, hệ thống cáp và nhiều dịch vụ khác đều chưa được đáp ứng. Cũng chính sự bất cập đó, khiến nhiều người sau khi mua nhà chưa dám về ở, nhiều căn biệt thự cứ thế bỏ hoang theo thời gian, cỏ dại mọc um tùm.
Để rộng đường dự luận, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Hạnh – Phó GĐ Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội, theo ông Hạnh: Việc mua nhà, cái quan trọng đầu tiên là điện, nước, đường đi. Công ty cũng đã xây dựng đúng quy hoạch chung của Khu đô thị theo Quyết định của UBND TP. Hà Nội, tuy nhiên cũng phải xin lỗi khách hàng rằng Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở để bán tại Mễ Trì của công ty chỉ là phần nhỏ trong tổng thể dự án gần 8ha ở Mễ Trì nên mọi việc đều phải chờ tổng thể chung là 2 dự án của 2 chủ đầu tư bên cạnh.
Hiện công ty đã đóng kinh phí cho hệ thống điện, nước chung của tổng dự án và đã đấu nối đến từng nóc căn hộ nhưng vẫn phải chờ vì phụ thuộc hệ thống chung của tổng dự án. Nhưng thời gian cụ thể khi nào người dân tại đây mới có điện, nước thì vị phó Giám đốc cũng đành “bó tay”.
Ông này cũng cho biết thêm: Thực trạng khó khăn về đường đi trước căn nhà N04 B là có thật, cũng là do đất dự án của công ty chỉ đến một nửa con đường, nửa đường còn lại là đất thuộc dự án bên cạnh hiện họ cũng đang xây dựng. Trước khi mua nhà, công ty đã thông báo cho khách hàng biết là việc có đường ô tô vào căn hộ là phải phụ thuộc vào dự án bên cạnh. Bây giờ người dân dãy nhà này về ở đòi hỏi có đường ô tô chúng tôi cũng chịu, chi còn cách đi xe máy ra vào tạm”
Hiện, nhiều căn nhà bạc tỷ ở đây đang “mắc kẹt” bởi hệ thống điện nước, đường chưa thể hoàn thành, khiến nhiều người mua nhà tỏ ra mất mãn. Để lấy lại niềm tin cho người mua nhà, đề nghị Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội nhanh chóng khắc phục sự cố trên.
Thành Vinh
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.