Tối 10/11, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì tiệc chiêu đãi và biểu diễn nghệ thuật chào mừng Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 25.
Phát biểu tại buổi chiêu đãi, Chủ tịch Trần Đại Quang đã thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhiệt liệt chào mừng các vị khách quý đến dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 tại Đà Nẵng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin rằng, trong vòng một tuần diễn ra tuần lễ Cấp cao APEC, các vị khách đã xem bức tranh khái quát về lịch sử, đất nước và con người Việt Nam và họ đều cảm nhận được ước vọng hòa bình, ý chí vươn lên không ngừng và đặc biệt là tinh thần lạc quan luôn hướng về phía trước của mỗi người dân đất Việt.
“Ca dao Việt Nam có câu “Anh em bốn bể là nhà”. Nhưng còn hơn thế nữa, cùng sống bên hai bờ Thái Bình Dương, suốt hàng chục năm qua,
chúng ta may mắn được chia sẻ trái ngọt của hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực. Từ một nơi từng là chiến trường, sau mấy chục năm qua, châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành cái nôi của những câu chuyện thần kỳ về phát triển kinh tế.”
Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nền tảng của thành công đó là bởi các bên cùng tin tưởng vào sức mạnh của hợp tác và đối thoại. Sự hiện diện của đông đảo của các vị khách quý tại đây là minh chứng sinh động nhất cho niềm tin ấy.
“Thái Bình Dương rất rộng lớn nhưng khoảng cách địa lý đó không ngăn được ý chí và quyết tâm hợp tác của chúng ta vì một tương lai tốt đẹp hơn cho toàn khu vực. Sau gần 30 năm thành lập, APEC đã trở thành diễn đàn hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực và thế giới, là vườn ươm của rất nhiều ý tưởng, sáng kiến về phát triển, liên kết kinh tế, thương mại, đầu tư và là cơ chế điều phối hợp tác kinh tế toàn khu vực. Cùng nhau nỗ lực nâng cao vai trò của APEC trong quản trị kinh tế khu vực và toàn cầu, chúng ta sẽ biến dự báo thế kỷ 21 là “Thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương” trở thành hiện thực.”
Chủ tịch Trần Đại Quang cho rằng, các bên gặp mặt tại đây trong bối cảnh bức tranh kinh tế thế giới và khu vực xuất hiện thêm nhiều điểm sáng. Đúng 10 năm kể từ khủng hoảng toàn cầu 2008 - 2009, kinh tế và thương mại thế giới đang phục hồi tích cực. Châu Á - Thái Bình Dương đạt tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi mức trung bình của thế giới. Trong đó, điều đáng mừng là các nền kinh tế APEC, nhất là các nền kinh tế lớn, đang phục hồi và tăng trưởng tương đối vững chắc. Sức sống mãnh liệt và sự tự cường của nền kinh tế khu vực giống như cây tre Việt Nam luôn dẻo dai, vững vàng trước mọi phong ba bão táp. Thực tế đó càng thôi thúc chúng ta cùng nhau hành động mạnh mẽ hơn nữa nhằm hoàn thành các Mục tiêu Bô-go và xác định hướng đi chiến lược cho APEC trong thời gian tới.
Theo Chủ tịch Trần Đại Quang, về mặt địa lý, Việt Nam được coi như mặt tiền của Đông Nam Á lục địa nhìn ra Thái Bình Dương. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại và chiến lược phát triển của Việt Nam. Từ khi bắt đầu tiến hành đổi mới, việc hai lần vinh dự là chủ nhà Năm APEC 2006 và 2017 cho thấy, tương lai Việt Nam không thể tách rời tương lai chung của toàn khu vực, đúng như chủ đề mà các bên đã cùng xác định cho Năm APEC 2017 là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”.
Đúng 11 năm trước, khi Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC, Việt Nam mới bắt đầu chặng đường hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong quãng thời gian đó, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, gia nhập nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình; thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 3 lần, từ 730 USD năm 2006 lên gần 2.400 USD hiện nay. Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực, có trách nhiệm của các cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu và là một mắt xích quan trọng của nhiều liên kết kinh tế hàng đầu khu vực.
Chủ tịch nước khẳng định: “Những thành tựu đạt được sau 20 năm tham gia APEC càng khẳng định quyết tâm của Việt Nam đổi mới đồng bộ, hội nhập sâu rộng và phát huy vai trò chủ động, tích cực hơn nữa trong việc góp phần định hình các cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu. Đồng thời, đó cũng là thành quả của tiến trình hợp tác ngày càng sâu rộng giữa Việt Nam với các nền kinh tế thành viên APEC".
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, để có một Việt Nam đang không ngừng vươn lên và là điểm đến ưa thích của bạn bè quốc tế, Việt Nam đã cùng các nền thành viên tiến những bước dài trên chặng đường hợp tác và phát triển. Nhiều nền kinh tế thành viên APEC đã trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam về trao đổi thương mại và đầu tư.góp phần đưa Việt Nam ra thế giới và mang thế giới đến với Việt Nam.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.