Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố chỉ số giao dịch bất động sản (BĐS) trong năm 2014 tại các quận.
Các số liệu cho thấy, trong số 12 quận được khảo sát, tại phần lớn các địa bàn, từ phân khúc chung cư bình dân, trung cấp đến cao cấp đều tăng giá nhẹ so với đầu năm. Điều này cho thấy, mặc dù người mua có tâm lý tích cực hơn nhưng còn nhiều yếu tố tác động khiến cho biên độ giá chỉ dao động trong khoảng hẹp.
Đáng chú ý, ở phân khúc bình dân, chỉ số chỉ ghi nhận giá giao dịch tại địa bàn quận Hoàng Mai. Tại đây, chỉ số giá của các quý dao động nhẹ trong khoảng 81 - 82%. Chung cư trung cấp ở quận Hoàng Mai không có sự thay đổi về giá trong 2 quý cuối năm và dừng ở con số khá khiêm tốn: 73%. Ở một địa bàn đẹp của TP, chung cư cao cấp của quận Tây Hồ cũng dậm chân tại chỗ trong 3 quý liên tiếp ở 76%. Như vậy, so với cả năm 2013 và quý I/2014, giá chung cư cao cấp tại quận Tây Hồ giảm 1%, từ 77% xuống 76%.
Mức tăng giá cao nhất của phân khúc trung cấp được ghi nhận tại quận Hà Đông, Thanh Xuân và 2 quận mới là Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm với mức tăng 3% của quý IV so với quý III/2014. Cùng thời điểm, mức tăng 1% của phân khúc này được ghi nhận tại quận Ba Đình, Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ, Hai Bà Trưng.
Tại phân khúc chung cư cao cấp, tăng giá tốt nhất là tại quận Cầu Giấy với 5 điểm phần trăm, từ 74% lên 79%. Chung cư cao cấp tại quận Thanh Xuân tại thời điểm quý IV/2014 tăng giá 2% so với quý liền trước. Như vậy, chung cư cao cấp ở quận Thanh Xuân đã có liên tiếp 2 quý tăng giá tốt, từ 86% của quý II lên 89% vào quý III và 91% vào quý IV. Xét về cả 2 phân khúc trung cấp và cao cấp thì địa bàn quận Cầu Giấy và Thanh Xuân có diễn biến giá tốt nhất trong số 12 quận được ghi nhận vào chỉ số chung.
Về sự phục hồi và giữ giá so với thời điểm gốc quý I/2011 (100%), tính chung cả năm 2014, giá chung cư trung cấp tại quận Hai Bà Trưng mất giá ít nhất khi mức giá ghi nhận ở 98%. Tiếp đó là chung cư cao cấp ở Thanh Xuân với 88%. Đứng thứ ba là chung cư trung cấp ở quận Ba Đình với mức giá 85%./.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.