Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 8 năm 2017 | 2:39

Chuyển biến tốt trong xây dựng NTM ở Hậu Giang

Xác định khâu đột phá trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân, tỉnh Hậu Giang đang khẩn trương thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, xây dựng vùng chuyên canh tập trung, hỗ trợ trực tiếp cho nông dân sản xuất.

Đường về xã NTM Tân Thành (TX.Ngã Bảy). Ảnh: Quang Minh Nhật.

Theo ông Huỳnh Thành Hữu, Phó chánh văn phòng điều phối XDNTM tỉnh Hậu Giang, thời gian qua, nhờ được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đồng tình hưởng ứng của người dân nên chương trình XDNTM được triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực.                 

Trong năm 2016, tỉnh Hậu Giang đã công nhận thêm 4 xã đạt chuẩn NTM, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra 1 xã, nâng tổng số xã đạt chuẩn toàn tỉnh lên con số 17 (chiếm 31,48%). Các xã đều đạt từ 9 tiêu chí trở lên. Số tiêu chí đạt bình quân toàn tỉnh là 14,4 tiêu chí/xã.

Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được đặc biệt quan tâm, đời sống của người dân tiếp tục được cải thiện. Trong đó, riêng Chương trình 04/CTr-UBND của tỉnh Hậu Giang về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với XDNTM giai đoạn 2016 - 2020 đã giành được nhiều kết quả tích cực.

Nổi bật là chương trình liên kết trong sản xuất và bao tiêu nông sản, nhất là các nông sản chủ lực của tỉnh. Đã có ít nhất 8.000ha đất trồng lúa, mía được thực hiện theo các mô hình liên kết sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Bên cạnh đó, có khoảng 800 tấn cam sành, 440 tấn bưởi Năm Roi, hơn 1.300 tấn khóm (miền Bắc gọi là dứa) Cầu Đúc, khoảng 4.000 tấn cá tra thương phẩm,... được bao tiêu sản phẩm, ổn định đầu ra. Qua đó, góp phần nâng thu cao nhập bình quân trên địa bàn tỉnh lên khoảng 31 triệu đồng/người/năm. Các xã đạt chuẩn NTM có thu nhập bình quân vượt mức 33 triệu/người/năm. Đây là thành tích rất đáng tự hào bởi suy cho cùng, nâng cao thu nhập chính là cái đích cuối cùng trong XDNTM.

Một điểm sáng nữa trong XDNTM của Hậu Giang thời gian qua là, địa phương đã vận dụng linh hoạt nhiều giải pháp để huy động đa dạng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Theo đó, tổng nguồn lực huy động để XDNTM trong năm 2016 là hơn 8.600 tỷ đồng, trong đó vốn doanh nghiệp đóng góp hơn 105 tỷ đồng, vốn dân đóng góp gần 150 tỷ đồng.

Nguồn vốn đóng góp trên đã góp phần giúp tỉnh đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp được hơn 661km đường và xây dựng được 11.773m2 cầu; 117 trường học các cấp; 5 trung tâm văn hóa – thể thao xã, 21 nhà văn hóa - khu thể thao ấp đạt chuẩn theo quy định...

Trong năm 2016, các tiêu chí thuộc nhóm cơ sở hạ tầng gồm giao thông, thủy lợi, điện, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, bưu điện, nhà ở dân cư... đạt chuẩn đều tăng lên rõ rệt, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nhu cầu sản xuất và dân sinh cơ bản được đáp ứng.             

Hiện, 100% số xã trên địa bàn tỉnh được phủ điện lưới quốc gia; 175 trường học đạt chuẩn quốc gia; địa phương cũng đã đầu tư 14 tỷ đồng để xây dựng và nâng cấp 18 công trình văn hóa ở ấp, xã . Xây mới và sửa chữa 143 căn nhà cho các hộ nghèo, gia đình chính sách với tổng kinh phí gần 23 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng số vốn huy động để XDNTM trên địa bàn tỉnh đạt trên 4.872 tỷ đồng; trong đó nhân dân đóng góp gần 50 tỷ đồng.

Thị xã Ngã Bảy được công nhận đạt chuẩn NTM từ 2015. Hiện có 17/54 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay, đã triển khai cung cấp tín dụng ưu đãi cho trên 2.800 hộ nghèo và cận nghèo với số vốn trên 69 tỷ đồng ; xây mới 121 căn nhà tình thương cho hộ nghèo trị giá 6 tỷ đồng; tạo việc làm và giải quyết việc làm ổn định cho gần 10.700 lao động tại địa phương, đạt trên 71% kế hoạch; phổ cập giáo dục THCS đạt trên 90,5%; gần 100% trạm y tế đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; đầu tư gần 31 tỷ đồng để cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn hợp vệ sinh cho 88% hộ dân trong tỉnh.

Từ nay đến cuối năm 2017, Hậu Giang phấn đấu có thêm 4 xã đạt chuẩn NTM là: Tân Phú Thạnh, Thạnh Xuân, Phú An, Vĩnh Thuận Đông.

Nguyễn Văn Bớt

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top