Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 9 năm 2020 | 21:17

Chuyển hướng dẫn phòng, chống dịch thành đầu việc chi tiết, cụ thể

Trong thời gian sớm nhất, Bộ Y tế phải chuyển các hướng dẫn, quy trình phòng, chống dịch bệnh thành danh sách các công việc (check-list) chi tiết nhất có thể, dễ hiểu, dễ làm đến tận từng cơ sở, trước mắt áp dụng trong bệnh viện, trường học.

 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19, chiều 24/9. Ảnh: VGP/Đình Nam

 

Chiều 24/9, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo.

4 nguy cơ lây nhiễm

Theo báo cáo của Bộ Y tế, số ca bệnh ghi nhận trên toàn thế giới đã vượt mốc 32 triệu người. Một số nước đã phải tái áp dụng lệnh phong toả để phòng, chống dịch.

Ở trong nước, cơ bản các ổ dịch đã được kiểm soát, tuy nhiên, tại các đô thị lớn, mật độ dân cư cao, nguy cơ lây nhiễm còn hiện hữu nếu như vẫn còn tình trạng chủ quan, lơ là của người dân trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như không đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tụ tập ăn uống, vui chơi đông người.

TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết trong thời gian tới Việt Nam có thể ghi nhận các trường hợp mắc mới từ các ổ dịch cũ hoặc lây nhiễm từ trường hợp nhập cảnh, đặc biệt khi mở lại các đường bay thương mại quốc tế.

Ban Chỉ đạo nhận định tình hình trên thế giới cho thấy dịch bệnh ở nhiều nước đã bùng phát trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp kiểm soát, cách ly xã hội.

Công tác phòng, chống dịch sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi mùa đông sắp đến, điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus phát triển, lây lan.

Tâm lý trong xã hội lại bắt đầu xuất hiện có sự chủ quan, lơ là sau khoảng 3 tuần chúng ta không ghi nhận ca nhiễm mới.

Theo một số chuyên gia, hiện nay Việt Nam tiềm ẩn 4 nguồn có nguy cơ lây nhiễm lớn nhất: Đối tượng nhập cảnh trái phép, đối tượng nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm túc quy định cách ly, giám sát y tế; nguồn bệnh lưu hành trong cộng đồng; một số mặt hàng nhập khẩu được sản xuất hoặc vận chuyển qua các nước có dịch bệnh.

Trong đó, Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định nguy cơ lây nhiễm lớn nhất từ đối tượng nhập cảnh hợp pháp, không thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly, giám sát y tế.

Các thành viên Ban Chỉ đạo, chuyên gia đã phân tích, rút ra bài học một số bài học kinh nghiệm trong phòng, chống dịch thời gian qua. Đặc biệt bài học tại Đà Nẵng, khi để dịch bệnh lây lan những khoa điều trị bệnh nhân nặng trong bệnh viện. Ngay các bệnh viện cũng không thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch nên sau 2 tuần mới phát hiện ra. Chúng ta không được để bài học ở Đà Nẵng trở thành vô nghĩa.

 

Bên cạnh những biện pháp mang tính khuyến nghị, chúng ta cần có các quy định mang tính bắt buộc trong thực hiện phòng, chống dịch. Ảnh: VGP/Đình Nam


Quản lý, giám sát chặt chẽ người nhập cảnh

Thời gian tới, chúng ta vẫn phải tiếp tục ngăn chặn người nhập cảnh trái phép qua biên giới. Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo lực lượng bộ đội biên phòng thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ biên giới, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các đường dây đưa người nhập cảnh trái phép.

Ban Chỉ đạo đặc biệt nhấn mạnh công tác quản lý, giám sát đối tượng nhập cảnh hợp pháp, trong bối cảnh chúng ta mở lại các đường bay thương mại quốc tế.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cho rằng các hướng dẫn, quy trình đã có nhưng nhưng việc phân công thực hiện còn lỏng lẻo.

“Việc đón người từ sân bay về đến khách sạn, nơi cách ly thì ai làm gì, ai điều hành vẫn chưa rõ. Tôi cho rằng lực lượng trực tiếp triển khai hoạt động cách ly không ai khác là nhân lực của chính cơ sở cách ly, cùng với lực lượng y tế, công an dưới sự điều hành trực tiếp của chính quyền địa phương. Chúng ta phải phân công trách nhiệm rất rõ ràng, đầy đủ”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn nói.

Đồng tình với ý kiến này, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thuỷ cho rằng vấn đề quản lý, giám sát, cách ly người nhập cảnh hợp pháp đang nằm ở khâu tổ chức thực hiện. Vì vậy, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị quy trách nhiệm cụ thể đối với từng bộ ngành, địa phương trong phòng, chống dịch, không nói chung chung. Đơn cử, nếu để xảy ra dịch bệnh trong bệnh viện, cơ sở y tế thì Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm. Chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm quản lý, cách ly, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch không chỉ đối tượng chuyên gia, lao động nước ngoài,… mà cả những đoàn khách nước ngoài của các bộ, ngành Trung ương.

Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương phối hợp với các nhà mạng tích hợp thêm tính năng cho ứng dụng khai báo y tế bắt buộc để người nhập cảnh phải cập nhật tình hình sức khoẻ hàng ngày trong thời gian cách ly, giám sát y tế.

Ban Chỉ đạo nhấn mạnh bên cạnh những biện pháp mang tính khuyến nghị, chúng ta cần có các quy định mang tính bắt buộc trong thực hiện phòng, chống dịch, có biện pháp xử phạt người vi phạm.

 

Ảnh: VGP/Đình Nam

 

Cập nhật bệnh viện an toàn lên bản đồ chống dịch

Ban Chỉ đạo cũng giao Bộ Y tế rà soát ngay các hướng dẫn, quy trình phòng, chống dịch bệnh, chuyển thành danh sách các công việc (check-list) chi tiết nhất có thể, dễ hiểu, dễ làm đến tận từng cơ sở.

Trước mắt, tất cả giám đốc bệnh viện phải kiểm tra định kỳ việc thực hiện các công việc phòng, chống dịch, báo cáo trực tuyến, cập nhật lên bản đồ chống dịch. Bộ Y tế sẽ khuyến nghị người dân chỉ nên đến khám, chữa bệnh tại những bệnh viện an toàn, phòng khám an toàn, thực hiện đầy đủ các quy định phòng, chống dịch bệnh.

Tương tự, Ban Chỉ đạo đề nghị Bộ GD&ĐT phát động trong tất cả các trường học thực hiện định kỳ các công việc phòng, chống dịch, hiệu trưởng báo cáo hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo trường học an toàn, lớp học an toàn, từ đó lan toả ra cộng đồng, trong các công sở, khách sạn, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh… Qua đó góp phần nâng cao ý thức phòng, chống dịch của từng người dân.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế phải chỉ đạo các bệnh viện đẩy mạnh hoạt động đăng ký khám bệnh qua mạng cho người dân để các cơ sở y tế có sự chuẩn bị trước, trừ những trường hợp cấp cứu; rà soát, siết lại việc thực hiện phân luồng khám, chữa bệnh trong bệnh viện; hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp xét nghiệm khi nghi nhiễm COVID-19 trong bệnh viện.

Ý kiến bạn đọc
  • Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Năm 2024 là nước năm nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026. Phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024.

  • Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Tại Hội thảo về nông nghiệp tuần hoàn, nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Nông nghiệp, Xúc tiến thương mại khu vực ĐBSCL - Đồng Tháp năm 2024 (Mekong Agri Expo 2024), nhiều chuyên gia cho rằng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo và giảm lượng chất thải ra môi trường.

  • HLV và TT Thanh Hoá: Giúp hội viên xây dựng thương hiệu nông sản, hướng đến xuất khẩu

    HLV và TT Thanh Hoá: Giúp hội viên xây dựng thương hiệu nông sản, hướng đến xuất khẩu

    Xác định xây dựng mã số vùng trồng, trồng trọt theo quy trình VietGAP sẽ giúp nông sản tăng sức cạnh tranh; xây dựng thương hiệu, sản phẩm dễ dàng tiêu thụ, từ đó nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân, Hội Làm vườn và Trang trại (HLV-TT) tỉnh Thanh Hoá đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các hội nghị tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Top