Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 1 năm 2018 | 8:0

Chuyện hy hữu ở Hà Tĩnh: Vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đã bị rút bằng

Người dân hai xã Kỳ Bắc (Kỳ Anh) và Thiên Lộc (Can Lộc) chưa kịp mừng thì Ban  chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh đã “vội vã” ra quyết định rút bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới với lý do: Mức độ chuyển biến chậm, tồn đọng nợ xây dựng cơ bản nhiều, không đạt chuẩn từ 2 tiêu chí và nợ từ 3 tỷ đồng trở lên.

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đi đầu trong phong trào XDNTM. Đây thể hiện sự quan tâm của Trung ương, các cấp ngành trong tỉnh, trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của mỗi người dân từ hiến đất, góp công, góp của để có một cuộc sống mới.

Đồng thời phải ghi nhận rằng, Hà Tĩnh là tỉnh phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề về sự cố môi trường, bão lụt, mất mùa, rét đậm rét hại, chăn nuôi gia súc, gia cầm tụt giá khiến nông dân điêu đứng. Thế nhưng nông dân Hà Tĩnh vẫn luôn bên nhau đoàn kết vượt qua tất cả, tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, để xây dựng quê hương, xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc.

Trở lại câu chuyện rút lại bằng công nhận đạt chuẩn NTM của hai xã Kỳ Bắc và Thiên Lộc mà buồn. Bởi công lao đóng góp của toàn dân không được công nhận. Đây là một vấn đề không đáng để xảy ra.

Nhiều ý kiến trái chiều của dư luận khi Hà Tĩnh quyết định rút bằng công nhận đạt chuẩn NTM.

Nhưng qua sự việc này các địa phương khác cũng nên rút ra bài học, bởi XDNTM là một quá trình dài, không phải là cuộc đua nước rút nên đừng nên làm bằng mọi cách mà đốt cháy giai đoạn. Suy cho cùng, XDNTM không phải vì tấm bằng được công nhận mà vì chính cuộc sống của nhân dân.

P.V

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top