Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 7 tháng 7 năm 2017 | 3:33

Cơ bản hoàn thành bồi thường thiệt hại 4 tỉnh miền Trung

Theo thông tin từ 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, đến nay, Chính phủ đã phân bổ kinh phí được tạm cấp đợt 3 để chi trả bồi thường thiệt hại cho người dân. Tính đến thời điểm này, các tỉnh đã giải ngân được hơn 4.671/7.000 tỷ đồng, trong đó Hà Tĩnh 1.589 tỷ đồng cho hơn 5 vạn đối tượng, Quảng Bình 2.178 tỷ đồng, Quảng Trị 904 tỷ đồng và Thừa Thiên - Huế với 680,70 tỷ đồng.

Biển đang hồi sinh trở lại, ngư dân miền Trung với những mẻ cá lớn cập bờ.

Theo quan sát của phóng viên, hoạt động sản xuất, đánh bắt, kinh doanh dịch vụ du lịch biển và đời sống người dân trên địa bàn 4 tỉnh miền Trung đã cơ bản ổn định. Nguồn lợi thủy sản đã phục hồi rõ rệt; người dân tích cực bám biển sản xuất, từng bước chuyển đổi các nghề khai thác tầng đáy sang khai thác đánh bắt ngoài 20 hải lý. Số lượng tàu thuyền ra khơi đánh bắt đã tăng đột biến, đạt tỷ lệ 85-90% so với trước đây. Nhờ đó, sản lượng khai thác hải sản 6 tháng đầu năm 2017 của 4 tỉnh đạt trên 50.000 tấn. 

Ông Lê Đức Nhân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩ­nh cho biết, tổng kinh phí bồi thường thiệt hại của tỉnh là hơn 1.589 tỷ đồng. Hiện, các huyện, thành phố đã chi trả được hơn 1.560 tỷ đồng, vượt kế hoạch chi trả của tỉnh đề ra. Tuy nhiên, hiện còn rất nhiều trường hợp, đối tượng như các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu thủy sản, nhiều nhà hàng, khách sạn chưa được bồi thường theo Quyết định 1880 và Quyết định 309 của Thủ tướng Chính phủ nên gặp không ít khó khăn. Vì thế, Hà Tĩnh đang làm tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ để có chủ trương tiếp tục bồi thường thiệt hại, giúp các đối tượng trên có điều kiện tiếp tục sản xuất, ổn định đời sống. Hiện, một số địa phương trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc bồi thường thiệt hại cho người dân như: Kỳ Anh, Thạch Hà, Nghi Xuân, TP.Hà Tĩnh,…

Ngoài thực hiện công tác bồi thường đúng, đủ, tỉnh Hà Tĩnh còn chủ động thực hiện một số chính sách riêng như hỗ trợ 100% phí mua hơn 2.800 thẻ bảo hiểm y tế, 2 năm học phí cho học sinh vùng bị ảnh hưởng, thành lập 25 cửa hàng kinh doanh hải sản an toàn, hỗ trợ hơn 560 triệu đồng tiền điện cho 35 cơ sở đông lạnh, hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng cho các tổ chức vay vốn để mua muối cho diêm dân…

 Riêng tại thị xã Kỳ Anh, đến nay, địa phương này đã tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho hơn 3.000 đối tượng, với kinh phí khoảng 138 tỷ đồng. Ngư dân Nguyễn Văn Liễu (xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh cho biết: “Nhờ chính quyền áp dụng các thủ tục nhanh gọn nên đến nay chúng tôi cơ bản đã nhận được tiền hỗ trợ sự cố môi trường biển để khắc phục khó khăn, sử dụng nguồn tiền hợp lý”. Theo anh Liễu, gia đình anh được nhận hỗ trợ gần 50 triệu đồng, anh dùng để sửa chữa tàu cá, lưới cụ để tiếp tục ra khơi.

Quảng Bình cũng là địa phương thiệt hại nặng sau sự cố môi trường biển. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh này, tính đến cuối tháng 6/2017, toàn tỉnh có 62/65 xã được UBND các huyện, thành phố, thị xã phê duyệt bồi thường thiệt hại với tổng số tiền 2.236 tỷ đồng, đã giải ngân 2.178 tỷ đồng.

Tại cơ sở sửa chữa tàu thuyền Ngọc Lý (xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), các dịch vụ đóng mới, cải hoán tàu thuyền đang hoạt động hết công suất.

Để làm tốt công tác chi trả bồi thường thiệt hại môi trường biển, các địa phương đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc rà soát, thẩm định. Các ngành, các địa phương thường xuyên theo dõi, bám sát cơ sở, tổng hợp các kiến nghị, phản ánh của nhân dân trong việc chi trả bồi thường để báo cáo ngay lên cấp trên xem xét, có hướng giải quyết kịp thời, tránh để xảy ra tình trạng tập trung đông người tại các trụ sở chính quyền. Các cấp, ngành đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giải thích rõ cho người dân biết quy trình, thủ tục của các đợt thực hiện chi trả bồi thường.

Không những thế, chính quyền các địa phương còn tư vấn cho người dân sử dụng số tiền bồi thường có hiệu quả. Tại xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị), bên cạnh việc gắn bó với nghề biển truyền thống, địa phương còn hỗ trợ bà con chuyển đổi nghề nghiệp bằng các mô hình trồng dứa, hành phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng ven biển.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng cho biết, cho đến thời điểm này, Quảng Trị đã giải ngân được 90% số tiền đền bù thiệt hại cho ngư dân. Số lượng phát sinh sẽ được tổng hợp lại lần nữa để sơ kết giải quyết đúng đối tượng.

Đến nay, số tiền đền bù đã cơ bản đến được với các đối tượng bị thiệt hại trực tiếp. Vấn đề còn tồn tại là tư liệu sản xuất, việc đóng tàu mới để đánh bắt xa bờ, hệ thống hạ tầng các khu vực cửa biển phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản cần được đầu tư. Vì thế, chính quyền và nhân dân các địa phương cho rằng, số tiền bồi thường còn lại đề nghị Trung ương phân chia về cho các tỉnh nhằm giúp các địa phương đầu tư đúng hạng mục, sao cho có hiệu quả cao nhất.

Anh Bình

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top