Ông Hứa Văn Lến (ngụ tại xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng), người khai thác bến phà khách ngang sông Hậu từ huyện Kế Sách sang huyện Cầu Kè (Trà Vinh) phản ánh: Năm 2005, ông và ông Ngô Văn Chót (ngụ tại huyện Cầu Kè) cùng đầu tư khai thác việc đưa khách qua sông từ Sóc Trăng sang Trà Vinh, được UBND huyện Kế Sách và UBND huyện Cầu Kè cấp giấy phép. Sự việc tưởng chừng không có gì nếu một bên không “bẻ kèo” và cơ quan chức năng không giải quyết dứt điểm.
Bến không phép của ông Chót vẫn ngang nhiên hoạt động.
Theo thỏa thuận, ông Chót chịu trách nhiệm đầu tư và làm chủ sở hữu bến bờ Cầu Kè, ông Lến chịu bến bờ Kế Sách, hoạt động theo hình thức đối lưu. Giữa tháng 4/2011, hợp đồng thuê bến của mình chấm dứt, chủ đất không cho thuê nên ông Lến thuê đất của người dân khác cách bến cũ khoảng 50m mở bến mới và được cấp giấy phép.
Tuy nhiên, sau đó, ông Chót lại thuê đất nơi bến cũ và cũng được UBND huyện Kế Sách cấp phép. Việc cấp phép mở bến cho ông Chót bị người dân phản ứng vì gây khó khăn cho bà con và cho ông Lến. Vì vậy, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Sóc Trăng đã khảo sát và có công văn gửi UBND huyện Kế Sách với nội dung: “Đề nghị UBND huyện Kế Sách chỉ đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện cần nghiên cứu trong việc tổ chức quản lý hoạt động bến khách ngang sông Trà Ếch - Đường Đức theo hướng hợp nhất hai bến nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tạo thuận lợi cho hành khách qua lại”.
Ngày 20/6/2013, Sở GTVT Sóc Trăng và UBND huyện Kế Sách họp với ông Lến và ông Chót, thống nhất sáp nhập vào một bến do ông Lến chịu trách nhiệm thuê đất và ông Chót cũng đồng ý. Sau đó, UBND huyện Kế Sách không cấp phép hoạt động cho bến của ông Chót. Tuy nhiên, ông Chót lại làm ngược khi vẫn tiếp tục sử dụng bến không được cấp phép hoạt động.
Tiếp đó, ngày 21/5/2014, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kế Sách đã họp với ông Chót và ông Lến để triển khai ý kiến của Sở GTVT Sóc Trăng và UBND huyện Kế Sách là “Thống nhất mở một bến tại vị trí bến do ông Hứa Văn Lến đầu tư xây dựng để quản lý cho tốt”. Đồng thời, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kế Sách cũng tham mưu cho UBND huyện không cấp phép mở bến cho ông Chót ở phía bờ Sóc Trăng. Thế nhưng, việc hợp nhất bến vẫn không thành do ông Chót không chịu đưa phà của mình vào hoạt động tại bến của ông Lến mà tiếp tục đưa đón khách ở bến không được cấp phép cho đến tận bây giờ mà không một cơ quan nào xử lý.
Theo trình bày của ông Lến, khi ông Chót chưa bị xử lý với hành vi hoạt động tại bến không phép thì ông này có tác động với gia đình ông Lê Công Dũng (người cho ông Lến thuê đất mở bến đến năm 2021) “bẻ kèo”, kiện ông Lến ra tòa, yêu cầu hủy hợp đồng cho thuê đất để ông Chót hợp thức hóa việc không sáp nhập bến và độc quyền khai thác bến do ông thuê, loại ông Lến ra khỏi cuộc chơi.
Tại hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm, ông Dũng bị tòa bác yêu cầu khởi kiện vì không có cơ sở để chấp nhận.
Mặc dù bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng ông Dũng liên tục ngăn cản các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh vận tải hành khách qua sông, không cho ông Lến sửa chữa đường dẫn lên xuống phà do bị hư hỏng.
Bị ông Dũng ngăn cản, ông Lến khởi kiện ra tòa. Qua hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm, tòa tuyên buộc ông Dũng phải chấm dứt hành vi cản trở ông Lến sửa chữa đoạn đường dẫn lên xuống phà trên phần đất ông Lến thuê của ông Dũng.
Điều đáng nói, khi bị ông Dũng ngăn cản, ông Lến đều trình báo với chính quyền địa phương nhưng đều không được can thiệp.
“Tôi làm ăn hợp pháp, được pháp luật bảo hộ, khi bị ông Chót và ông Dũng gây khó khăn, tôi đã gửi đơn kêu cứu khắp nơi nhưng đều không được giải quyết. Với kiểu hành xử này, tôi thấy làm ăn lương thiện, chân chính sao khó quá. Tôi gửi đơn đến Ban Nội chính tỉnh thì cơ quan này lại hướng dẫn tôi đến các cơ quan chức năng khác. Không biết bao giờ vụ việc mới được giải quyết để tôi yên tân làm ăn”, ông Lến nói.
Đề nghị các ban ngành chức năng hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh xử lý dứt điểm vụ việc, tránh tình trạng khiếu kiện lâu dài, gây hoang mang cho người dân.
Xuân Huỳnh
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.