Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo của chị Lê Thị Thùy Trang đại diện gia đình bệnh nhân Lê Thị Hà Vi (SN 2000, trú tại xã Ea B’hốk, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk), tố cáo ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin; ông Trịnh Đứa Lam, Phó giám đốc - kiêm Trưởng khoa ngoại; bác sĩ điều trị khoa ngoại Y Tâm; 2 điều dưỡng chăm sóc khoa ngoại là Lê Thị Long và Vũ Thị Kim Len, vì có hành vi: “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; “Vi phạm các quy định về khám chữa bệnh”; “Thiếu trách nhiệm trong công tác khám, điều trị gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng bệnh nhân” dẫn đến bệnh nhân Lê Thị Hà Vi phải cưa một chân, ngày 23/3, Công an huyện Cư Kuin đã mời chị Lê Thị Thùy Trang (chị gái Hà Vi) đến để làm việc. Tại đây, chị Trang trình bày quan điểm làm rõ trách nhiệm đối với các cá nhân trên để xử lý hình sự cũng như không rút đơn tố cáo.
>> Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk họp báo công khai xin lỗi bệnh nhân Lê Thị Hà Vi bị cưa chân
>> Bộ Y tế chỉ đạo làm rõ vụ bác sĩ tắc trách khiến nữ sinh lớp 10 phải bị cưa chân
Đơn tố cáo
Theo chị Trang, vào trưa 6/3, Vi trên đường đi học về thì bị tai nạn giao thông té xuống đường. Sau khi người gây tai nạn bỏ chạy, người dân đã đưa Vi vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán Vi bị gãy mâm chày (ở gối) bên phải rồi bó bột. Đến tối cùng ngày, Vi kêu bó bột chật quá, kêu gào đau đớn và bị tê chân, ngày càng sưng lên, tím ngắt vùng đùi, phần dưới không còn cảm giác đau. Do vậy gia đình đã đề nghị bác sĩ tháo bột ra và cho chuyển viện nhưng các bác sĩ bảo cứ yên tâm, bó như thế mới giữ được xương, mặc cho Vi van xin. Đến đêm, bé Vi kêu khóc cả đêm vì cảm thấy bỏng rát ở chân phải. Qua sáng hôm sau, ngày 8/3, năm ngón chân bé bắt đầu nổi bóng nước. Gia đình tiếp tục kêu lên. Lúc này, bác sĩ mới đồng ý tháo bột ra. Thấy chân Vi xuất hiện nhiều bỏng nước, sưng vù gia đình đến phòng Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Cư Kuin Nguyễn Văn Tâm để cầu cứu xin chuyển viện, thì Giám đốc Tâm nói rằng: “Làm việc gì thì cứ xuống dưới khoa làm với bác sĩ”. Suốt những ngày sau đó, bệnh viện hầu như không có động thái xem xét kỹ lưỡng vết thương và mãi đến ngày 11/3 mới cho chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, rồi chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh ngay trong ngày. Kết quả xét nghiệm cho thấy tắc hoàn toàn động mạch chân phải. Cuối cùng, các bác sĩ ở đây đã chọn cách cắt đi gần hết chân phải của em Vi, để cứu mạng sống đang nguy kịch.
Chân Vi lúc chưa cưa, Vi kêu gào đau đớn và bị tê chân, ngày càng sưng lên, tím ngắt vùng đùi, phần dưới không còn cảm giác đau.
Cũng theo chị Trang, ngày hôm nay, gia đình sẽ xuống bệnh viện nhờ cung cấp giấy chức nhận thương tật để có căn cứ làm việc với Sở Y tế Đắk Lắk về việc viết cam kết lo cho em Vi sau này. Hiện em Vi vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh và chưa được lắp chân giả vì vết mổ còn mủ.
Anh Thi – Trần Thái
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.