Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 3 năm 2022 | 22:12

Công bố Biểu trưng du lịch Thanh Hóa và phát động Chương trình kích cầu du lịch năm 2022

Chiều 11/3, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Lễ công bố biểu trưng du lịch và phát động chương trình kích cầu du lịch năm 2022 và đón khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa.

 

anh8.jpg
Logo biểu trưng du lịch Thanh Hóa.

 

Thanh Hóa với lợi thế hội tụ đủ tiềm năng của ba vùng kinh tế là vùng núi và trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển, sở hữu nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đặc sắc, có giá trị quốc gia và quốc tế với 1 Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ và 5 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt là: Di tích Lam Kinh, Hang Con Moong, Đền Bà Triệu, Đền Lê Hoàn và thắng cảnh Sầm Sơn.

anh1.JPG
Các đại biểu tham dự lễ công bố biểu trưng và kích cầu du lịch.
 

Biểu trưng du lịch tỉnh Thanh Hóa mang đầy đủ sắc màu của bốn mùa, từ du lịch biển cho đến du lịch giữa đại ngàn rừng núi phía Tây của xứ Thanh. Bên cạnh đó biểu trưng du lịch xứ Thanh là sự kết hợp hài hòa hình ảnh của nụ cười, chim hạc, mái đình, ruộng bậc thang, mái chèo, cánh diều và cánh sóng, Thành nhà Hồ, hòn Trống Mái. Tổng thể logo toát lên nét vui tươi qua biểu tượng nụ cười thân thiện, mến khách của con người xứ Thanh.

anh3.jpg
Hướng tới du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

Với khẩu hiệu “Hương sắc bốn mùa”, Thanh Hóa khẳng định về sự đa dạng, phong phú của tài nguyên du lịch, đồng thời cũng là lời mời chào, khích lệ du khách muôn phương đến khám phá và trải nghiệm du lịch xứ Thanh vào mọi thời điểm trong năm.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa cho biết, tiềm năng du lịch của tỉnh là rất lớn. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn, có kinh nghiệm và năng lực hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư du lịch như khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf FLC Sầm Sơn, khu tổ hợp dịch vụ thương mại, khách sạn Vincom, khu du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng Flamingo Linh Trường, dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP. Sầm Sơn, khu đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En, khu quần thể nghỉ dưỡng khoáng nóng Quảng Yên, Khu đô thị du lịch sinh thái Tân Dân..., qua đó tạo bước đột phá về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tỉnh.

anh7.jpg
Giám đốc Sở VHTT&DL Phạm Nguyên Hồng, khái quát về tình hình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, du lịch Thanh Hóa đã gặt hái nhiều thành công, tạo cơ sở để tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu tổng quát, phấn đấu đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là trung tâm du lịch động lực của vùng Bắc Trung Bộ và thuộc nhóm các địa phương có ngành du lịch phát triển của cả nước.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ VH, TT&DL Đoàn Văn Việt đánh giá cao sự chuẩn bị của Thanh Hóa cho lễ công bố Biểu trưng du lịch Thanh Hóa năm 2022.

anh2.jpg
Thứ trưởng Bộ VHTT& DL Đoàn Văn Việt phát biểu tại buổi lễ.

Ông Việt nhấn mạnh, Thanh Hóa là tỉnh có vị trí địa lý độc đáo với hệ thống sông ngòi dày đặc, hệ thống di sản văn hóa đặc sắc. Xứ Thanh cũng nổi tiếng là điểm đến với nhiều tài nguyên du lịch đa dạng, du lịch sinh thái, du lịch biển; có các khu nghỉ dưỡng, khách sạn đẳng cấp, hệ thống nhà hàng, hạ tầng phục vụ khách du lịch được đầu tư baig bản. Hệ thống giao thông thuận lợi, vị trí địa lý tiếp giáp với các trọng điểm du lịch như Ninh Bình, Nghệ An…Với những thuận lợi đó, Thanh Hóa giữ vai trò quan trọng trong kết nối du lịch liên vùng Bắc Trung Bộ, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

anh5.jpg
Các đại biểu tham dự buổi lễ kích cầu du lịch Thanh Hóa.

Nhằm đảm bảo triển khai hiệu quả các kế hoạch phục hồi phát triển du lịch trong giai đoạn mới, Thứ trưởng Bộ VH, TT & DL đề nghị tỉnh Thanh Hóa phải chuẩn bị, đảm bảo điều kiện an toàn phòng, chống dịch, phát triển đa dạng sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường; nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, bổ sung nhân lực du lịch; tăng cường liên kết hoạt động truyền thông xúc tiến quảng bá và thu hút khách; tăng cường ứng dụng thông tin trong các hoạt động du lịch.

 

Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top