Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2019 | 13:46

Công bố thông tin khai quật bãi cọc nhà Trần sử dụng chống quân Nguyên

Bãi cọc gần nghìn năm tuổi vừa được phát hiện, khai quật tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng. Bãi cọc được cho là thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288) chống quân Nguyên Mông.

 
Sáng nay 21/12, UBND TP. Hải Phòng tổ chức hội nghị báo cáo kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê trong thời gian vừa qua.
Quang cảnh hội nghị báo cáo kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.
Quang cảnh hội nghị báo cáo kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.
Theo báo cáo sơ bộ của viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong quá trình đào đất trồng cau ở khu vực Mả Dài, thuộc cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên), anh Nguyễn Văn Triệu phát hiện 2 cây gỗ nằm cách bề mặt chừng 0,5 - 0,7m. Đồng thời, trước đó trong quá trình đào huyệt ở khu vực nghĩa địa, nằm về phía Bắc - Tây Bắc khu vườn cau, người dân cho biết có gặp phải những cọc gỗ lớn.
Trước đó, hai cọc gỗ phát hiện bên sông Bạch Đằng được Bảo tàng Hải Phòng hoàn thành biện pháp bảo quản và lấy mẫu giám định.
Trước đó, hai cọc gỗ phát hiện bên sông Bạch Đằng được Bảo tàng Hải Phòng hoàn thành biện pháp bảo quản và lấy mẫu giám định.
Ngày 16/10/2019, theo đề nghị của bảo tàng Hải Phòng và Phòng VH&TT huyện Thủy Nguyên, đoàn khảo sát do TS. Lê Thị Liên, Hội Khảo cổ học làm Trưởng đoàn về khảo sát hiện trường nơi phát hiện bãi cọc.
 
Ngày 1 và 2/11/2019, đoàn khảo sát do TS Nguyễn Gia Đối, quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học làm trưởng đoàn xuống hiện trường khảo sát lần 2. Đợt khảo sát này phát hiện 9 đầu cọc. Kết quả giám định C14 cho niên đại 1270-1430 AD.
Các nhà khảo cổ bước đầu nhận định di tích bãi cọc Cao Quỳ có thể liên quan đến chiến trường Bạch Đằng năm 1288.
Các nhà khảo cổ bước đầu nhận định di tích bãi cọc Cao Quỳ có thể liên quan đến chiến trường Bạch Đằng năm 1288.
Dựa trên kết quả 2 lần khảo sát, ngày 15/11/2019, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hải Phòng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng khai quật khảo cổ tại khu vực cánh đồng Cao Quỳ.
 
Ngày 27/11/2019, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng tiến hành khai quật tại bãi cọc Cao Quỳ.
 
Kết quả khai quật cho 950m2, với 3 hố khai quật phát hiện 27 cọc (H1 diện tích  khai quật 280m2, phát hiện 17 cọc; H2 diện tích khai quật 198m2, phát hiện 2 cọc, và H3 diện tích khai quật 472m2, phát hiện 8 cọc).
Bãi cọc nằm sâu dưới lòng đất với độ sâu khoảng 50 cm đến gần 2 mét.
Bãi cọc nằm sâu dưới lòng đất với độ sâu khoảng 50 cm đến gần 2 mét.
Các cọc phân bố theo chiều Đông - Tây, đường kính từ 26 - 46cm, trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo. Các cọc phân bố không thẳng hàng, có thể được bố trí thành thế trận vào thế kỷ XIII.
 
Tiến sĩ Bùi Văn Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ dưới nước, Viện Khảo cổ học Việt Nam khẳng định, di tích bãi cọc Cao Quỳ có thể là một thế trận địa có niên đại vào cuối thế kỷ 13, nhiều khả năng liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên Mông năm 1288 của quân dân nhà Trần. Trận địa này dùng để chặn giặc không cho chúng tiến vào sông Giá, buộc phải đi vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa mai phục của chúng ta ở Bãi cọc Yên Giang và Đồng Vạn Muối, Đồng Mã Ngựa ở Quảng Yên (Quảng Ninh). Để hiểu rõ hơn về quy mô, tính chất, diện mạo của chiến trường bãi cọc Cao Quỳ, chúng tôi đề xuất cần tiến hành điều tra, khảo sát và quy hoạch, bảo tồn bãi cọc.
Nhiều chiếc cọc to, nằm nghiêng có ngoàm dùng để luồn dây hoặc để giằng ngang.
Nhiều chiếc cọc to, nằm nghiêng có ngoàm dùng để luồn dây hoặc để giằng ngang.
Tại hội nghị, các nhà khoa học, cơ quan chức năng đã thảo luận các nội dung liên quan đến khảo cổ học, đại chất - địa hình, giá trị lịch sử…. Các đại biểu đã ghi nhận, đánh giá rất cao việc phát hiện, khai quật bãi cọc Cao Quỳ. Từ những hình ảnh, thông tin, cơ sở phát hiện, các đại biểu đều đưa ra nhận định bãi cọc Cao Quỳ có liên quan, có dấu tích trong trận chiến đánh đuổi quân giặc Nguyên Mông của quân dân nhà Trần. Qua đó, các đại biểu cũng kiến nghị việc tiếp tục tìm hiểu, đánh giá giá trị của bãi cọc Cao Quỳ cùng với những di tích khác trong khu vực, để có hướng bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử.
 
Kết luận hội nghị, ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng nhấn mạnh: “Việc phát hiện các bãi cọc, chứng tích một phần của các trận địa năm xưa có ý nghĩa rất quan trọng về mặt khoa học quân sự và văn hóa lịch sử. Mang lại niềm phấn khởi, tự hào cho các tầng lớp nhân dân Hải Phòng. Song việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích còn quan trọng và ý nghĩa hơn nhiều. Đây là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền TP. Hải Phòng trước lịch sử của dân tộc”.
Bí Thư Thành ủy Lê Văn Thành nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của bãi cọc Cao Quỳ.
Bí Thư Thành ủy Lê Văn Thành nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của bãi cọc Cao Quỳ.
Để hoàn thành trách nhiệm đó, Bí thư Thành ủy đề nghị các cấp, các ngành thành phố liên quan cần phối hợp với Viện Khảo cổ học hoàn thiện các thủ tục để tổ chức công bố, thông tin, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin, truyền thông, trên các diễn đàn khoa học trong nước và quốc tế về phát hiện và kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Đồng thời, chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao khẩn trương triển khai thủ tục công nhận di tích lịch sử cấp thành phố; xúc tiến các thủ tục đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt cho bãi cọc.
 
Tổ chức khảo sát tổng thể trên phạm vi rộng từ khu vực xã Liên Khê dọc theo sông Đá Bạc đến Khu Di tích Bạch Đằng Giang để lập quy hoạch và xây dựng Dự án hạ tầng kỹ thuật nhằm khai thác, phát huy giá trị của bãi cọc Cao Quỳ cùng các di tích trong khu vực. Trong đó, yêu cầu bảo đảm về đường giao thông, hệ thống cây xanh, công viên, bãi đỗ xe, khu vực tham quan, tìm hiểu bãi cọc cùng các công trình hạ tầng phục vụ người dân, du khách đồng bộ, liên hoàn, hiện đại – ông Lê Văn Thành cho hay.
 
 
Phạm Trang
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top