Cách TP. Vinh 16km về phía Đông, cách Thủ đô Hà Nội gần 300km về phía Bắc, TP. Hồ Chí Minh 1.400km về phía Nam, với bờ biển dài 10,2km, bãi tắm đẹp và có nhiều điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, Cửa Lò (Nghệ An) đang trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
Biển chiều Cửa Lò.
Bãi biển Cửa Lò trong chiều dài lịch sử tự nhiên vốn là bãi biển đẹp với dải cát trắng và ánh nắng vàng. Là nơi cư trú của các làng chài và nơi tắm biển, nghỉ ngơi, dạo chơi của cộng đồng cư dân quần tụ còn thưa thớt cho đến cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, lúc đó Cửa Lò chưa phải làng nghỉ mát, tắm biển thực sự thân quen của cư dân Việt nói chung. Bởi lẽ đó chưa phải là nhu cầu của cộng đồng cư dân sinh sống trên địa bàn và dọc dải đất Bắc miền Trung.
Trải qua hơn 100 năm với những thăng trầm của lịch sử, ngày 29/8/1994, Chính phủ ban hành Nghị định 114/ NĐ-CP thành lập thị xã Cửa Lò. Từ đó, Cửa Lò mới thực sự được đánh thức và đang khẳng định vị thế của mình trên quá trình phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Đến năm 2014, Cửa Lò được Chính phủ công nhận đô thị du lịch biển đầu tiên của cả nước. Cơ sở vật chất hạ tầng hiện có 293 nhà nghỉ, khách sạn, 10.113 phòng nghỉ, đủ phục vụ cho gần 22 vạn khách nghỉ trong ngày.
Đặc sản mực nướng.
Đến với Cửa Lò, du khách có thể đi bằng đường bộ,đường sắt, đường thủy, đường hàng không đều rất thuận lợi. Từ Cửa Lò, tham gia vào một trong các khu du lịch hấp dẫn khác ở trong và ngoài thị xã như: Kim Liên (Nam Đàn), Quảng trường Hồ Chí Minh (TP. Vinh), rừng nguyên sinh Pù Mát (Con Cuông), Lạc Xao (Lào) và Thái Lan. Với những giá trị vốn có và cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng, Cửa Lò có thể phát triển nhiều loại hình du lịch với sắc thái ý nghĩa riêng.
Du lịch sinh thái: Có thể đến thăm Đảo Ngư, Đảo Mắt, khu du lịch sinh thái Cửa Hội, Hang Bua, nước khoáng Kim Sơn. Lộ trình này có thể đến thăm các điểm du lịch đem lại cho du khách sự thoải mái khi hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên Cửa Lò.
Du lịch tâm linh: Có thể đến thăm chùa Song Ngư, chùa Lô Sơn, đền Vạn Lộc, đền Bàu Lối, đền Làng Hiếu,đền Diên Nhất, các khu di tích, khu lưu niệm... Qua đó, du khách sẽ cảm nhận được các giá trị văn hóa của Cửa Lò được vun đắp qua hàng trăm năm qua.
Quảng trường Cửa Lò.
Ngoài ra, các loại hình như du lịch thể thao, du lịch du thuyền, du lịch làng nghề sẽ giúp du khách hiểu thêm về đất và người Cửa Lò.
Đến với Cửa Lò, du khách không thể bỏ qua việc thưởng thức các món ẩm thực mang hương sắc vùng biển miền Trung. Đó là các món được chế biến từ hải sản: Nước mắm hạ thổ, mọc cua bể, các món mực, cá giò 7 món, ghẹ hấp me, cháo nghêu, cháo lươn và đặc biệt hơn là món ăn rất dân dã, rất riêng của người xứ Nghệ: Kẹo Cu đơ.
Du lịch Cửa Lò, với bề dày hình thành và phát triển đang trở thành điểm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Cửa Lò nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
Anh Tuấn
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.