Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 9 tháng 6 năm 2021 | 16:30

Đà Nẵng: Từ ngày 09/6, một số hoạt động, dịch vụ được phép hoạt động trở lại

Kể từ 00 giờ 00 phút ngày 09/6/2021, một số hoạt động, dịch vụ đã tạm dừng trước đây được phép hoạt động trở lại. Cụ thể, các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được bán, phục vụ khách tại chỗ.

40692162_9381807_image_a_23_1616-1616460198504.jpg Cầu Vàng Đà Nẵng nằm tại khu du lịch Bà Nà Hill.  

 

Để bán, phục vụ khách tại chỗ, phải đảm bảo phục vụ tối đa không quá 50% công suất của nhà hàng, quán ăn và phục vụ tại chỗ không quá 21 giờ 00 phút hàng ngày. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc hướng dẫn phòng, chống dịch tại Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG, xét nghiệm SARS-CoV-2 cho chủ nhà hàng, quán ăn và người làm việc tại nhà hàng, quán ăn theo kế hoạch của UBND thành phố. Các nhà hàng, quán ăn ký Bản cam kết với chính quyền địa phương về thực hiện đúng các quy định, khuyến cáo về phòng, chống dịch Covid-19 của các cơ quan có thẩm quyền. Khuyến khích các nhà hàng, quán ăn ứng dụng khai báo y tế điện tử, sử dụng thiết bị để quét QRCode khai báo y tế. 

Đối với chủ nhà hàng, quán ăn; người chế biến, phục vụ thức ăn, đồ uống bắt buộc khai báo y tế hàng ngày (Đối với nhà hàng đủ điều kiện thì sử dụng kiểm tra khai báo điện tử quét mã QRCode của khách hàng); thường xuyên mở ứng dụng Bluezone, Bluetooth trên smartphone trong suốt thời gian làm việc. Bắt buộc đeo khẩu trang, găng tay trong suốt thời gian chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, thực phẩm, phục vụ khách hàng; giữ khoảng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. 

Đo thân nhiệt của khách hàng trước khi vào nhà hàng, quán ăn; yêu cầu khách đến phải khai báo y tế; sát khuẩn tay hoặc rửa tay tại khu vực đã bố trí sẵn; bố trí biển báo quy định phòng, chống dịch đối với khách hàng; tại khu vực xếp hàng (nếu có) phải kẻ vạch giãn cách giữa các khách hàng. 

Bố trí chỗ ngồi cho khách ăn, uống đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu 01 mét (có thể xếp khách hàng ngồi so le, khuyến khích đặt vách ngăn giữa khách hàng). Tiến hành vệ sinh, khử khuẩn bề mặt bàn, ghế ngồi ngay sau khi mỗi lượt khách rời đi. 

Tăng cường vệ sinh, thông khí tại các phòng và các khu vực của nhà hàng, quán ăn bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ các phòng của nhà hàng; sử dụng quạt, hạn chế sử dụng phòng kín, điều hoà. 

Đối với khách hàng, cấm đến nhà hàng, quán ăn nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly y tế tại nhà theo quy định. Bắt buộc khai báo y tế khi vào nhà hàng hoặc quét QRCode để kiểm tra khai báo y tế tại các nhà hàng có sử dụng dịch vụ; thường xuyên mở ứng dụng Bluezone, Bluetooth trên smartphone (nếu có). Bắt buộc đeo khẩu trang đúng cách khi đến nhà hàng, quán ăn (trừ khi ăn, uống); giữ khoảng cách tối thiểu theo quy định đối với người xung quanh; tránh tiếp xúc và hạn chế nói chuyện không cần thiết khi ăn, uống.

Các nhà hàng, quán ăn có quyền và trách nhiệm từ chối cung cấp dịch vụ đối với khách hàng chưa thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định. 

Đối với hoạt động tắm biển, thời gian tắm biển hàng ngày, buổi sáng từ 04 giờ 30 đến không quá 07 giờ 30 phút. Buổi chiều từ 16 giờ 30 đến không quá 18 giờ 30 phút. Chỉ tắm biển tại các khu vực được phép theo quy định và rời đi ngay sau khi tắm biển; không tập trung đông người trên bãi biển; cấm tụ tập vui chơi, chơi thể thao, ăn, uống, bán hàng rong...tại bãi biển; giữ khoảng cách ít nhất 01 mét với người khác; đeo khẩu trang trước và ngay sau khi tắm biển xong. Chưa cho phép dịch vụ tắm nước ngọt và các dịch vụ khác tại bãi biển và các khu vực công viên, vỉa hè ven biển (trừ dịch vụ trông, giữ xe, đồ đạc của khách theo quy định). 

Hoạt động cắt tóc nam, nữ được hoạt động trở lại với các điều kiện: Phải ký Bản cam kết với chính quyền địa phương về thực hiện đúng các quy định, khuyến cáo về phòng, chống dịch Covid-19 của các cơ quan có thẩm quyền. Chủ cơ sở dịch vụ và nhân viên, thợ cắt tóc phải khai báo y tế bắt buộc hàng ngày; thường xuyên mở ứng dụng Bluezone, Bluetooth trên smartphone khi hoạt động dịch vụ. Bắt buộc phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian tiếp xúc với khách. Yêu cầu khách hàng phải khai báo y tế trước khi thực hiện dịch vụ. Xét nghiệm SARS-CoV-2 cho chủ cơ sở dịch vụ và nhân viên, thợ cắt tóc theo kế hoạch của UBND thành phố. 

Hoạt động thể thao ngoài trời không tiếp xúc trực tiếp như đi bộ, quần vợt,…được hoạt động với các điều kiện và biện pháp sau: Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 01 mét khi đi bộ hoặc giải lao. Kết thúc hoạt động thể thao, rời sân chơi, sân tập ngay; không được tập trung đông người theo quy định; không tổ chức ăn, uống tại sân tập, sân chơi thể thao. Khai báo y tế bắt buộc hàng ngày; thường xuyên mở ứng dụng Bluezone, Bluetooth trên smartphone. 

Sở Tư pháp chủ trì, hướng dẫn việc xử phạt đối với hành vi vi phạm biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan đề xuất Kế hoạch xét nghiệm định kỳ SARS-CoV-2 để sàng lọc nguy cơ đối với các trường hợp tham gia các hoạt động trở lại.

 

 

 

THANH BÌNH
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top